Bệnh nhân ung thư đầu tiên có thể sinh con bằng trứng đông lạnh

Theo các nhà nghiên cứu Pháp, nữ bệnh nhân người Pháp, 34 tuổi, đã hạ sinh một bé trai sau khi trải qua quá trình hóa trị để chữa ung thư vú.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)

Các nhà nghiên cứu tại Pháp mới cho biết lần đầu tiên trên thế giới, một phụ nữ điều trị ung thư đã có thể sinh con khỏe mạnh sau khi sử dụng trứng đông lạnh từ cách đây 5 năm.

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Annals of Oncology số ra ngày 19/2. Theo nghiên cứu, nữ bệnh nhân người Pháp, 34 tuổi, đã hạ sinh một bé trai sau khi trải qua quá trình hóa trị để chữa ung thư vú.

Trước khi tiến hành điều trị, các bác sỹ đã chọc hút lấy trứng non của bệnh nhân và sử dụng thủ thuật Thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm (IVM) để cho phép trứng có thể tiếp tục phát triển trong phòng thí nghiệm.

[Mẹ béo phì khi mang thai có thể sinh con bị co giật, bại liệt]

Việc bảo quản lạnh tế bào buồng trứng là một phương pháp bao gồm việc đưa trứng non ra khỏi cơ thể và trữ lạnh để sử dụng trong tương lai.

Cho đến nay, vẫn chưa có trường hợp mang thai thành công nào đối với những bệnh nhân ung thư có trứng được thụ tinh nhân tạo và đưa vào cơ thể bệnh nhân.

Trong trường hợp bệnh nhân người Pháp, việc sử dụng hormone để kích trứng có thể sẽ mất nhiều thời gian và khiến căn bệnh ung thư của cô nặng hơn.

Do đó, việc lấy trứng non từ cơ thể bệnh nhân và đem trữ lạnh là phương án tối ưu nhất.

Sau 5 năm, bệnh nhân đã khỏi bệnh ung thư nhưng không thể thụ thai tự nhiên do hóa trị. May mắn là 6 quả trứng được trữ lạnh vẫn khỏe mạnh và có 5 quả trong đó thụ tinh thành công. Một trong những quả trứng được thụ tinh thành công này đã được cấy vào tử cung bệnh nhân, giúp cô hạ sinh một bé trai khỏe mạnh tên là Jules vào ngày 6/7/2019.

Michael Grynberg, Trưởng Khoa sản tại Bệnh viện Đại học Antoine Beclere (Pháp) đánh giá thành công này đánh dấu một bước tiến trong việc duy trì khả năng sinh nở của con người./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.