Dự án đã được Ủy ban Pháp luật của Quốchội tổ chức phiên họp mở rộng để thẩm tra sơ bộ.
Luật Hải quan hiện hành được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2011, có hiệu lựctừ 1/1/2002 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan được Quốc hộithông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2006.
Từ ngày Luật Hảiquan ban hành đến nay, có nhiều luật khác liên quan đòi hỏi Luật Hải quan phảisửa đổi để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất như: Luật Biển Việt Nam, Luật Thươngmại, Luật Quản lý thuế…; đồng thời phải sửa đổi, bổ sung những quy định khắcphục những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện hơn 10 năm qua.
Dự án Luật Hải quan (sửa đổi) gồm 106 Điều, được bố cục thành 8 Chương. Quanđiểm xuyên suốt trong quá trình xây dựng Luật Hải quan (sửa đổi) là đổi mới toàndiện hoạt động hải quan thông qua tạo điều kiện áp dụng quản lý hải quan hiệnđại phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninhquốc gia; góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao sức cạnh tranh trongnước và quốc tế của các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đáng chú ý,đáp ứng yêu cầu tăng cường hoạt động phòng chống buôn lậu vận chuyển trái phéphàng hóa qua biên giới của cơ quan Hải quan, tại Điều 91 dự thảo Luật quy địnhthẩm quyền của lực lượng kiểm soát hải quan được truy đuổi liên tục trong trườnghợp có căn cứ xác định hàng hóa, phương tiện vận tải là hàng hóa, phương tiệnvận tải buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới đang di chuyển từ địa bànhoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan. Điều 92 dự thảo quy địnhrõ các biện pháp cụ thể áp dụng khi tiến hành tuần tra, kiểm soát, điều tra, xácminh để cơ quan hải quan có cơ sở thực hiện.
Thảo luận tại Phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thànhvới những lý do cần thiết phải sửa đổi Luật Hải quan; đồng thời đóng góp nhiều ýkiến về bố cục của dự thảo cũng như những nội dung cơ bản và sửa đổi của dự ánluật. Thường vụ Quốc hội cũng ghi nhận và đánh giá cao công tác chuẩn bị tổngthể dự án luật, với đầy đủ nghiên cứu tác động, dự thảo nghị định kèm theo… Buổilàm việc ghi nhận nhiều ý kiến khác nhau xung quanh quy định có hay không chophép lực lượng hải quan thực hiện truy đuổi, điều tra, sử dụng vũ khí trấn ápcác hành vi buôn lậu, gian lận thương mại.
Góp ý về nhóm các quy định trong dự thảo luật điều chỉnh hoạt động phòngchống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của lực lượng hảiquan, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện ủng hộ việc tăngcường các biện pháp nghiệp vụ của hải quan như truy đuổi đối tượng vì đây làhành vi phạm tội quả tang.
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng đồng ý với quan điểmnâng cao thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của hải quan trong việc đượcphép tiến hành một số hoạt động điều tra hoạt động vi phạm pháp luật liên quanđến xuất nhập khẩu. Ông Hiện cũng đề xuất Ban soạn thảo quy định trong dự ánluật theo tiêu chí giảm thiểu các loại giấy tờ, thủ tục hành chính phiền hà chodoanh nghiệp trong xuất nhập khẩu.
Cũng đề cập đến thẩm quyền trong phòng chống buôn lậu của hải quan, một sốthành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn băn khoăn, đề nghị cân nhắc kỹtrong quá trình hoàn thiện dự thảo luật.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninhNguyễn Kim Khoa và Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước đề nghị ban soạn thảolưu ý đến trường hợp trách nhiệm của lực lượng hải quan trong trường hợp xảy ravụ việc có hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc quy định cho phéphải quan truy đuổi trên biển, cho rằng quy định như vậy là không khả thi; đềnghị ban soạn thảo xem xét lại quy định trang bị vũ khí cho lực lượng này trongthực thi nhiệm vụ, quy định rõ thẩm quyền cụ thể của hải quan. Chỉ nên quy địnhthẩm quyền xử lý, điều tra, trinh sát của hải quan trong địa bàn hải quan, ôngKsor Phước đề xuất.
Quan tâm đến công tác quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của hải quan,Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốchội Đào Trọng Thị đề nghị dự thảo luật cần quy định rõ việc tiến hành kiểm tra,thanh tra ngẫu nhiên để kịp thời cảnh báo, ngăn chặn những hành vi vi phạm, tiêucực trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Đánh giá cao kết quả chuẩn bị tích cực cho Dự án Luật hải quan sửa đổi, song,Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu quan điểm, cần tiếp cận dự án luậtmột cách toàn diện hơn không đơn thuần chỉ ở khía cạnh thủ tục hành chính mà cònphải nâng cao hơn nữa vai trò của hải quan trong công tác quản lý xuất nhập khẩuhàng hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời đảm bảohiệu quả, hiệu lực phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Trên cơ sở đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cơ quan soạnthảo tiếp tục làm rõ, bổ sung quy định giảm tối đa chi phí hải quan cho doanhnghiệp; minh bạch hóa tối đa thủ tục hành chính về hải quan nhằm đảm bảo hiệuquả quản lý Nhà nước đi đôi với xây dựng hình ảnh tốt đẹp của hải quan trongcộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Về những nội dung của dự án luật liên quan đến các biện pháp tố tụng của hảiquan nhằm thực thi nhiệm vụ phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, Phó Chủtịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cần xây dựng phù hợp với quy định củaHiến pháp và pháp luật, đảm bảo quyền con người, quyền cơ bản của công dân./.