Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nổi bật của địa phương tuần qua

Trong tuần từ 25-30/10, các địa phương đã có một số chính sách nổi bật tại nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh và hỗ trợ cuộc sống cho người dân sau dịch COVID-19.
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nổi bật của địa phương tuần qua ảnh 1(Ảnh minh họa: Thành Đạt/TTXVN)

Trong tuần từ 25-30/10, các địa phương đã có một số chính sách nổi bật tại nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh và hỗ trợ cuộc sống cho người dân sau dịch COVID-19.

Tại Hà Nội, thành phố đã triển khai giảm 30% tiền thuê đất với người bị ảnh hưởng dịch COVID-19.

Triển khai thực hiện Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã có văn bản hướng dẫn cụ thể, lưu ý tới các tổ chức, cá nhân, người nộp thuế các nội dung cơ bản của Quyết định này. 

Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (Haraco) đã quyết định giảm 15% giá vé trên tất cả các đoàn tàu cho hơn 3.000 người dân khó khăn từ Thành phố Hồ Chí Minh về quê. Chính sách này được thực hiện từ ngày 28/10 đến ngày 12/11/2021 theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.

Thực hiện chính sách hỗ trợ người dân về quê, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đã rà soát và lập danh sách trên 3.400 trường hợp người dân khó khăn, mong muốn được về quê là các tỉnh từ Khánh Hòa trở ra phía Bắc; trong đó có các tỉnh miền núi như Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên...

[Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nổi bật của địa phương tuần qua]

Tuần qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang đã tổ chức Hội nghị triển khai công văn số 6526/UBND-KT, ngày 28/10/2021 về việc hướng dẫn các doanh nghiệp trong và ngoài các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thực hiện phương án khôi phục sản xuất, kinh doanh nhưng phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. 3 phương án được tỉnh đưa ra là: tổ chức cho người lao động đi và về hàng ngày trong quá trình làm việc; phương án "3 tại chỗ"; kết hợp phương án "3 tại chỗ" với đi, về hàng ngày.

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nổi bật của địa phương tuần qua ảnh 2Các chốt kiểm soát dịch COVID-19 tại các bến đò ngang trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Ảnh: Ánh Tuyết - TTXVN

Trên cơ sở góp ý, định hướng của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan y tế, doanh nghiệp được chủ động lựa chọn 1 trong 3 phương án sản xuất, kinh doanh kể trên phù hợp với khả năng, điều kiện, nhu cầu của đơn vị và tình hình diễn biến dịch tại địa phương, đồng thời tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Tại Đồng Nai, kể từ ngày 26/10, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai đã cho mở lại các bến đò ngang sông Đồng Nai với Bình Dương sau hơn 3 tháng tạm dừng hoạt động nhằm phòng, chống dịch COVID-19.

Thành phố Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai đang tiến hành phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Dương để cùng mở lại các bến đò ngang sông Đồng Nai với Bình Dương; đồng thời, chỉ đạo các lực lượng chức năng có liên quan tăng cường kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về hoạt động gắn với phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn quản lý.

Thanh tra giao thông tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý hoặc đề xuất xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

Để khôi phục lại hoạt động vận tải hành khách đường bộ phù hợp với từng cấp độ phòng, chống dịch COVID-19, tỉnh Ninh Thuận đang triển khai thực hiện các giải pháp nhằm tổ chức tốt hoạt động vận tải; tạo điều kiện để việc vận chuyển hành khách được bảo đảm an toàn, dần trở lại trạng thái bình thường mới.

Từ đó, góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế trong thời gian tới. Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quy định tạm thời áp dụng đối với hoạt động vận tải hành khách đường bộ trên phạm vi toàn tỉnh.

Tất cả các phương tiện vận tải hành khách trong tỉnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, camera trên xe theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Bên cạnh đó, các phương tiên vận tải phải thực hiện nghiêm, đầy đủ các nội dung có liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch.

Đồng thời, đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải được tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 đầy đủ theo quy định khi đi và đến vùng có cấp độ dịch khác nhau.

Việc tổ chức hoạt động vận tải hành khách phải phù hợp với từng cấp độ phòng, chống dịch COVID-19. Đối với vận tải hành khách công cộng nội tỉnh, tùy khu vực được công bố cấp độ dịch (4 cấp), các phương tiện được phép hoạt động phù hợp, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế.

Riêng phương tiện vận tải hành khách có hành trình bắt buộc phải đi qua địa bàn có dịch ở cấp 4 (cấp có nguy cơ rất cao) thì không được dừng, đỗ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục