Chuyên gia kinh tế Libya ước tính hơn 100 tỷ USD là cần thiết để xây dựng lại đất nước Libya, nơi đã rơi vào vòng xoáy bạo lực và bất ổn chính trị kể từ cuộc chính biến năm 2011.
Phái bộ hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL) cho biết các bên tham gia cuộc đàm phán theo hình thức trực tuyến diễn ra ngày 11/8 đã thảo luận về 4 đề xuất.
Các phe phái tham chiến tại Libya đã đồng ý thỏa thuận ngừng bắn kể từ tháng 10/2020, thành lập một chính phủ lâm thời thống nhất và lên kế hoạch bầu cử vào tháng 12/2021.
Chuyến thăm của ông Di Maio đến Tripoli chứng tỏ đóng góp của Italy cho sự ổn định của Libya và được thực hiện sau khi Rome tăng sự hiện diện trên thực địa, khi mở lại Tổng lãnh sự quán ở Benghazi.
Tuyên bố của Ủy ban quân sự "5+5" được Liên hợp quốc ủng hộ cho biết tuyến đường đã được mở lại vào lúc 9h GMT và "mọi thứ sẽ được thực hiện để đảm bảo an toàn cho du khách."
Theo một thỏa thuận, Thủ tướng Dbeibah sẽ "bơm khẩn cấp" 1 tỷ dinar (hơn 220 triệu USD) vào kho bạc thuộc Tổng hành dinh của Tướng Haftar ở Al-Rajma để ông Haftar thanh toán các khoản nợ.
Việc đạt hòa bình ở Libya chắc chắn sẽ giúp khởi động nỗ lực tái thiết ở nước này, góp phần khôi phục kinh tế ở các quốc gia láng giềng, do nền kinh tế của họ có mối quan hệ chặt chẽ với Libya.
Một hội nghị diễn ra từ ngày 28/6 nhằm tạo điều kiện pháp lý cho cuộc bầu cử vào tháng 12/2021 với hy vọng mở ra một kỷ nguyên mới cho Libya đã kết thúc mà không đạt được đồng thuận.
Khoảng 75 đại biểu đã tham gia các cuộc thảo luận được tổ chức gần Geneva, nhằm tìm kiếm sự thống nhất về cơ sở hiến pháp cho các cuộc bầu cử tổng thống và Quốc hội dự kiến diễn ra vào ngày 24/12 tới.
Liên hợp quốc ước tính có khoảng 20.000 tay súng và lính đánh thuê nước ngoài vẫn hiện diện tại Libya, là mối đe dọa đối với quá trình chuyển tiếp do Liên hợp quốc hậu thuẫn hướng tới cuộc bầu cử.
Việt Nam khẳng định ủng hộ việc chấm dứt sự hiện diện của chiến binh nước ngoài và lính đánh thuê ở Libya phù hợp với Thỏa thuận ngừng bắn ngày 23/10/2020 và Nghị quyết 2570 của HĐBA về Libya.
Ngoại trưởng Libya Najla Al-Manqoush đã tổ chức một cuộc họp tham vấn với Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry về sáng kiến mới nhằm đạt được sự ổn định tại Libya.
Tại phiên họp của Hội đồng Bảo an, Việt Nam khẳng định ủng hộ giải pháp chính trị toàn diện do người Libya dẫn dắt và làm chủ, đồng thời kêu gọi thúc đẩy tiến trình chính trị ở quốc gia Bắc Phi này.
Đại sứ Phạm Hải Anh kêu gọi các bên tham chiến tại Libya tuân thủ lệnh ngừng bắn và giải quyết các vấn đề nhân đạo trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Đại sứ kêu gọi các bên liên quan ở Libya tuân thủ đầy đủ Thỏa thuận ngừng bắn và kêu gọi các bên ở trong và ngoài Libya tuân thủ đầy đủ lệnh cấm vận vũ khí của Hội đồng Bảo an liên quan đến Libya.
"Nhóm Bộ Tứ về Libya" yêu cầu các bên tham gia xung đột ở Libya tuân thủ lệnh cấm vận vũ khí của LHQ, đồng thời yêu cầu tất cả các lực lượng nước ngoài và lính đánh thuê rút quân ngay khỏi nước này.
Cuộc họp trực tuyến công bố thông qua các Nghị quyết 2570 và 2571 liên quan đến tình hình Libya. Hai nghị quyết đều được nhất trí thông qua với 15/15 phiếu thuận.