Hiện nay, Đắk Lắk là một trong sáu tỉnh, thành phố có số trẻ em bị tử vong do đuối nước cao nhất cả nước. Thế nhưng các biện pháp triển khai nhằm hạn chế đuối nước ở trẻ em của tỉnh vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đắk Lắk, năm 2011 toàn tỉnh có 63 ca tử vong do đuối nước, năm 2012 đuối nước đã cướp đi sinh mạng của 42 em.
Từ đầu năm 2013 đến nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có 19 em tử vong thương tâm cũng do đuối nước.
Gần đây nhất, vào ngày 14/5, bốn học sinh của Trường trung học cơ sở Hồ Tùng Mậu, huyện Buôn Đôn chết đuối và 1 học sinh phải cấp cứu khi đi chơi tại hồ chứa nước của Thủy điện Sêrêpôk 4.
Những vụ tai nạn thương tâm cũng như những con số thống kê đã phần nào nói lên thực trạng đáng báo động về những tai họa đang đe dọa đến sức khỏe và sinh mạng của trẻ em.
Đây cũng chính là lời cảnh tỉnh cho những bậc phụ huynh cũng như các cấp chính quyền trong việc bảo đảm an toàn cho trẻ em tránh khỏi những tai nạn thương tích, nhất là trong những ngày hè.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đuối nước ở trẻ em là do không biết bơi, gia đình hoàn cảnh khó khăn nên bố mẹ bộn bề với công việc, chủ quan trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ; bản thân trẻ cũng chủ quan, chưa lường hết hiểm họa sông nước; cộng đồng và người chăm sóc trẻ thiếu kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu khi trẻ bị tai nạn này...
Đứng trước thực trạng trẻ em bị tai nạn đuối nước ngày càng gia tăng, các ngành chức năng tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm hạn chế những tai nạn trên.
Tiêu biểu là kế hoạch “Phối hợp liên ngành phòng, chống đuối nước cho trẻ em giai đoạn 2011-2015” giữa các sở ban ngành trong tỉnh. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tuyên truyền, phát tờ rơi, sinh hoạt ngoại khóa, phổ biến pháp luật, nói chuyện ở cộng đồng dân cư, rèn luyện kỹ năng cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, giờ chào cờ...
Tỉnh Đoàn thanh niên triển khai tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu, xử lý tình huống nguy hiểm khi gặp tai nạn đuối nước. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đã triển khai kế hoạch xây dựng mô hình Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, và phối hợp với Nhà Văn hóa Thanh thiếu nhi tỉnh tổ chức lớp học bơi cho em học sinh trong dịp hè...
Tuy nhiên hiện nay việc thực hiện công tác phòng chống đuối nước trẻ em ở Đắk Lắk còn gặp nhiều khó khăn. Với nguồn kinh phí ít nên công tác tuyên truyền, xây dựng các mô hình, tập huấn kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ chỉ dưới dạng thí điểm và không được thường xuyên.
Thực tế cho thấy, năm nay việc thực hiện chương trình dạy bơi miễn phí cho trẻ em của Phòng Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội) cũng phải dừng lại sau hai năm triển khai do thiếu kinh phí.
Bên cạnh đó, công tác phối hợp với các ngành chưa chặt chẽ đồng bộ, gia đình còn xem nhẹ nguy cơ tử vong do đuối nước ở trẻ em; chưa chú trọng và thiếu các biện pháp phòng ngừa./.
Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đắk Lắk, năm 2011 toàn tỉnh có 63 ca tử vong do đuối nước, năm 2012 đuối nước đã cướp đi sinh mạng của 42 em.
Từ đầu năm 2013 đến nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có 19 em tử vong thương tâm cũng do đuối nước.
Gần đây nhất, vào ngày 14/5, bốn học sinh của Trường trung học cơ sở Hồ Tùng Mậu, huyện Buôn Đôn chết đuối và 1 học sinh phải cấp cứu khi đi chơi tại hồ chứa nước của Thủy điện Sêrêpôk 4.
Những vụ tai nạn thương tâm cũng như những con số thống kê đã phần nào nói lên thực trạng đáng báo động về những tai họa đang đe dọa đến sức khỏe và sinh mạng của trẻ em.
Đây cũng chính là lời cảnh tỉnh cho những bậc phụ huynh cũng như các cấp chính quyền trong việc bảo đảm an toàn cho trẻ em tránh khỏi những tai nạn thương tích, nhất là trong những ngày hè.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đuối nước ở trẻ em là do không biết bơi, gia đình hoàn cảnh khó khăn nên bố mẹ bộn bề với công việc, chủ quan trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ; bản thân trẻ cũng chủ quan, chưa lường hết hiểm họa sông nước; cộng đồng và người chăm sóc trẻ thiếu kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu khi trẻ bị tai nạn này...
Đứng trước thực trạng trẻ em bị tai nạn đuối nước ngày càng gia tăng, các ngành chức năng tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm hạn chế những tai nạn trên.
Tiêu biểu là kế hoạch “Phối hợp liên ngành phòng, chống đuối nước cho trẻ em giai đoạn 2011-2015” giữa các sở ban ngành trong tỉnh. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tuyên truyền, phát tờ rơi, sinh hoạt ngoại khóa, phổ biến pháp luật, nói chuyện ở cộng đồng dân cư, rèn luyện kỹ năng cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, giờ chào cờ...
Tỉnh Đoàn thanh niên triển khai tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu, xử lý tình huống nguy hiểm khi gặp tai nạn đuối nước. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đã triển khai kế hoạch xây dựng mô hình Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, và phối hợp với Nhà Văn hóa Thanh thiếu nhi tỉnh tổ chức lớp học bơi cho em học sinh trong dịp hè...
Tuy nhiên hiện nay việc thực hiện công tác phòng chống đuối nước trẻ em ở Đắk Lắk còn gặp nhiều khó khăn. Với nguồn kinh phí ít nên công tác tuyên truyền, xây dựng các mô hình, tập huấn kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ chỉ dưới dạng thí điểm và không được thường xuyên.
Thực tế cho thấy, năm nay việc thực hiện chương trình dạy bơi miễn phí cho trẻ em của Phòng Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội) cũng phải dừng lại sau hai năm triển khai do thiếu kinh phí.
Bên cạnh đó, công tác phối hợp với các ngành chưa chặt chẽ đồng bộ, gia đình còn xem nhẹ nguy cơ tử vong do đuối nước ở trẻ em; chưa chú trọng và thiếu các biện pháp phòng ngừa./.
Anh Dũng (TTXVN)