Lễ hội Ẩm thực Hạ Long: Cần thông tin chính xác việc miễn phí vào cửa

Sau hai ngày diễn ra, nhiều người dân bức xúc vì phải trả tiền mua vé vào cổng Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á 2018 trong khi Ban tổ chức thông báo miễn phí.
Lễ hội Ẩm thực Hạ Long: Cần thông tin chính xác việc miễn phí vào cửa ảnh 1Đông đảo du khách thưởng thức các món ăn tại các gian hàng. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á 2018 (Mon Asian Food Festival) đã diễn ra từ ngày 27/4 tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), với những màn trình diễn ẩm thực kết hợp giải trí hấp dẫn.

Nhưng điều đáng buồn là sau hai ngày diễn ra, nhiều người dân bức xúc vì phải trả tiền mua vé vào cổng trong khi Ban tổ chức thông báo miễn phí.

Theo khuyến cáo từ nhân viên bảo vệ, nếu không muốn mất tiền thì phải cài đặt ứng dụng MonPay trên điện thoại di động.

Tối 29/4, vẫn còn nhiều khách du lịch bức xúc và cảm thấy khó hiểu khi ngay cổng vào khu ẩm thực và sân khấu ca nhạc đều có biển thông báo là miễn phí vào cửa, nhưng không hiểu vì lý do gì vẫn phải trả 30.000-100.000 đồng/người.

[Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á 2018]

Theo thông tin từ Ban truyền thông của HD Mon (đơn vị tổ chức sự kiện), Ngày hội ẩm thực và văn hóa châu Á mở cửa hoàn toàn miễn phí cho người dân, du khách. Điều kiện để được vào cửa là phải cài đặt ứng dụng ví điện tử Monpay (hoàn toàn miễn phí) cho điện thoại di động. Mọi giao dịch, mua bán tại Ngày hội đều được thanh toán thông qua ví điện tử Monpay hoặc coupon (một loại hình thanh toán mới) được bán tại quầy hỗ trợ của MonPay, không chấp nhận giao dịch tiền mặt. Coupon được bán với các mức giá 30.000-50.000-100.000 đồng.

Tuy vậy, chính quy định này nảy sinh bất cập vì không phải người dân nào cũng sử dụng điện thoại thông minh để cài đặt ứng dụng MonPay. Nhất là khi khách du lịch không có nhu cầu dùng đồ ăn và chỉ muốn thưởng thức chương trình nghệ thuật, nhưng vẫn phải tải ứng dụng hoặc mất tiền mua coupon.

Mỗi khi du khách vào cổng đều bị nhân viên bảo vệ ngăn cản, hướng dẫn sang bàn bán thẻ của nhà tổ chức. Nhiều người không chấp nhận đành ra về. Một số ít khách quá bức xúc thì nhân viên bảo vệ buộc phải cho họ qua cửa kiểm soát.

Dù thông báo mọi giao dịch, mua bán tại Ngày hội đều được thanh toán thông qua ví điện tử, song người tiêu dùng, khách du lịch vẫn thanh toán tiền mặt khi thưởng thức các món ăn tại các điểm bán hàng.

Ngày hội ẩm thực và văn hóa châu Á 2018 là một trong những sự kiện chào mừng Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long-Quảng Ninh nên Ban tổ chức lễ hội cần có thông tin chính xác, rõ ràng, kịp thời để không làm mất hình ảnh đẹp về du lịch Quảng Ninh./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chương trình nghệ thuật sân khấu hóa với chủ đề “Huyền thoại Mẹ xứ sở” tại lễ hội. (Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN)

Khánh Hòa: Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025 kéo dài đến hết ngày 20/4, là cơ hội gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, để nơi đây mãi là biểu tượng thiêng liêng của lòng tri ân, niềm tin và khát vọng của con người.

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. (Ảnh: TTXVN phát)

Quảng Ngãi: Tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa không chỉ dừng lại ở ý nghĩa văn hóa, mà còn góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông.

Nước phở nóng sốt được chan vào bát. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Về Nam Định tham dự lễ hội làng nghề Phở Vân Cù

Lễ hội làng nghề phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, Nam Định nhằm bảo tồn, phát triển và tri ân các bậc tiền bối đã làm nên một nghề Phở Vân Cù truyền thống, được lan tỏa khắp mọi miền tổ quốc.

Các nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ có 100 con tôm hùm trong khuôn khổ Lễ hội. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2025 quy tụ nhiều nghệ nhân từ khắp mọi miền đất nước với quy mô hơn 230 gian hàng gồm không gian bánh dân gian, không gian đặc sản vùng miền, không gian ẩm thực.