Lối sống phương Tây ảnh hưởng tới sức khỏe người Arập

Bệnh tim mạch và đột quỵ đã thế chỗ cho những căn bệnh truyền nhiễm để trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm tại các nước Arập.

Theo kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí y khoa The Lancet số ra ngày 20/1, bệnh tim mạch và đột quỵ đã thế chỗ cho những căn bệnh truyền nhiễm để trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm tại các nước Arập.

Giới khoa học coi đây là hệ quả của tình trạng "rối loạn lối sống" theo xu hướng của xã hội phương Tây ở các nước Arập.

Căn cứ vào dữ liệu từ nghiên cứu "Gánh nặng bệnh tật toàn cầu" được thực hiện năm 2010, nhóm các nhà khoa học quốc tế đã tiến hành so sánh tình trạng sức khỏe người dân ở 22 quốc gia thuộc Liên đoàn Arập trong các năm 1990 và 2010.

Theo đó, năm 1990, các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp đứng đầu danh sách gây tử vong, chiếm 11% số trường hợp tử vong, trong khi chết non và thiếu dinh dưỡng cũng chiếm tỷ lệ tử vong cao.

Hiện, những vấn đề này vẫn tồn tại ở những quốc gia có thu nhập thấp như Comoros, Djibouti, Mauritania, Somalia và Yemen, nhưng nhìn chung, tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm, trừ HIV, đã giảm.

Năm 2010, những bệnh gây tử vong hàng đầu tại các nước Arập lần lượt là bệnh tim (chiếm 14,3% ca tử vong), đột quỵ, bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, tiêu chảy, tiểu đường, tử vong do tai nạn đường bộ và bệnh gan mãn tính.

Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong sớm và đau yếu do những vấn đề liên quan tới sử dụng chất gây nghiện và rượu cũng cao hơn so với hai thập kỷ trước.

Cũng theo nghiên cứu, bệnh trầm cảm, lo âu, bạo lực gia đình, chứng đau thắt lưng và đau cổ đang ngày càng trở thành nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng sức khỏe kém.

Theo các nhà khoa học, tất cả những dấu hiệu trên thể hiện các nước Arập đang trải qua "giai đoạn chuyển tiếp dịch tễ học lớn." Thực tế, mô tả sơ lược dịch tễ học này có sự tương đồng với khu vực Tây Âu, Mỹ và Canada.

Theo các tác giả của nghiên cứu trên, tình hình bất ổn ở một số quốc gia có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người dân.

Báo cáo nhấn mạnh nhiều thành công trong y tế của các nước Arập hiện nay, như gia tăng tuổi thọ, giảm tử vong ở trẻ sơ sinh và ở phụ nữ do sinh đẻ, có thể bị hủy hoại vì chiến tranh và tình trạng thiếu những dịch vụ sức khỏe, như các hệ thống vệ sinh, các chương trình giám sát và tiêm phòng, dẫn tới bùng phát dịch bệnh./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.

Các nhà kinh tế học người Mỹ nhận Giải Nobel 2024 (Ảnh: AA/TTXVN)

Mỹ đang phải đối mặt nguy cơ chảy máu chất xám

Trước các chính sách của Tổng thống Trump đối với lĩnh vực giáo dục, khoa học, nghiên cứu, ngày càng có nhiều nhà khoa học, trí thức nước này bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm việc, phát triển ở nước ngoài.