Những ngày đầu năm 2015, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng, trong số đó, phần nhiều là từ những đường ngang dân sinh tự phát của người dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những đường ngang dân sinh không có rào chắn khiến người dân ngang nhiên sinh hoạt trên đường ray, thậm chí… trồng rau ngay bên cạnh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngay cả khi có đèn báo sắp có tàu chạy đến, một số người vẫn cố lao qua mặc nhiên không nhìn thấy biển báo nguy hiểm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một đường ngang dân sinh trên đường Lê Duẩn khuất tầm nhìn lại không có rào chắn. Một người dân ở đây cho biết mỗi lần đi qua đây là một lần đối mặt với tử thần vì nhiều khi tàu kéo còi nhưng chạy quá nhanh nên người dân không phản ứng kịp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một đoạn khác trên đường Phùng Hưng, người dân còn bắc ván để dễ bề đi lại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngay đầu năm mới (2/3), đoàn tàu SPT2 Sài Gòn – Phan Thiết va chạm với một máy cày kéo theo rơ-moóc khiến đường sắt Bắc-Nam bị gián đoạn. Tiếp tục đến ngày 10.3, một tàu SE5 khi qua xã Hải Lâm (H.Hải Lăng, Quảng Trị) đã đâm vào xe tải chở đá làm lái tàu chết tại chỗ, 3 toa tàu khác trật khỏi đường ray. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những hộ dân trên tuyến đường Lê Duẩn đã tự ý làm các bậc thang lên xuống với đường ray để qua lại… cho tiện. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Họp chợ nhộn nhịp ngay trên đường ray tàu ở đường Cổ Nhuế, đoạn ga Phú Diễn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trên đường Giải Phóng, mặc dù có rào chắn cẩn thận nhưng khi tàu chuẩn bị chạy qua, nhiều người dân vẫn bất chấp tính mạng vượt qua. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, tai nạn đường sắt có chiều hướng gia tăng. Trong 9 ngày Tết Nguyên đán Ất Mùi, đã xảy ra 10 vụ tai nạn đường sắt làm 9 người chết và 3 người bị thương. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)