PISA 2015: Việt Nam xếp thứ 8 về Khoa học, Toán học và Đọc hiểu

Việt Nam xếp thứ 8 trong số 70 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia khảo sát chính thức PISA chu kỳ PISA 2015. Trong đó, lĩnh vực Khoa học lọt tốp 10 nước điểm cao nhất.
PISA 2015: Việt Nam xếp thứ 8 về Khoa học, Toán học và Đọc hiểu ảnh 1(Ảnh minh họa: Quý Trung/TTXVN)

Việt Nam xếp thứ 8 trong số 7​0 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia khảo sát chính thức trong Chương trình khảo sát học sinh quốc tế 2015 (PISA 2015), trên cả các nước Pháp, Đức, Australia, Phần Lan, Nga...

Đây là thông tin vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.

Cũng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ PISA 2015 được đánh giá với ba lĩnh vực là Khoa học, Toán học và Đọc hiểu, trong đó trọng tâm được đánh giá là lĩnh vực Khoa học.

Kết quả lĩnh vực Khoa học, Việt Nam đứng thứ 8, lĩnh vực Toán học xếp thứ 22 và Đọc hiểu xếp thứ 32.

So với trung bình kết quả của tất cả các nước tham gia khảo sát, ở lĩnh vực Khoa học, kết quả trung bình của các quốc gia là 493 điểm, của học sinh Việt Nam là 525 điểm. Kết quả của học sinh Việt Nam cao hơn trung bình các nước khá nhiều với 31,4 điểm.

Ở lĩnh vực Toán học, kết quả trung bình của các quốc gia là 490 điểm, của học sinh Việt Nam là 495 điểm, ở mức tương đương.

Ở lĩnh vực Đọc hiểu, kết quả trung bình của các quốc gia là 493 điểm, của học sinh Việt Nam là 487 điểm, thấp hơn 5 điểm.

Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết quả PISA 2015 cho thấy học sinh Việt Nam đã biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong bài thi PISA.

Đặc biệt, kết quả nằm trong nhóm 10 nước có điểm cao nhất ở lĩnh vực Khoa học mang đến cho Việt Nam một ý nghĩa quan trọng về sự phát triển năng lực của học sinh.

Đa số các em đã nắm vững kiến thức khoa học cơ bản, phát huy được khả năng lập luận, giải thích và áp dụng kiến thức khoa học vào giải quyết nhiều tình huống thực tiễn của cuộc sống.

Kết quả PISA là một minh chứng cho thấy giáo dục Việt Nam đã không ngừng vận động, đổi mới và phát triển trong thời gian qua, đã gặt hái được một số thành tựu đáng kể.

Ngành giáo dục hy vọng điều này đã góp phần thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về giáo dục Việt Nam trong con mắt của chính người Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Khảo sát chính thức PISA chu kỳ 2015 diễn ra tại Việt Nam vào cuối tháng 4/2015.

Quy trình, kỹ thuật chọn mẫu do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD), đơn vị tổ chức khảo sát, chịu trách nhiệm. Các nước cung cấp danh sách các cơ sở giáo dục có học sinh tuổi 15 cho OECD.

Căn cứ trên danh sách, OECD chọn trường, chọn mẫu học sinh.

Theo danh sách chọn mẫu khảo sát chính thức PISA 2015, Việt Nam có 197 cơ sở giáo dục được chọn, trong đó có một trường nghề, 9 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 4 trường phổ thông liên cấp (cấp 2 và cấp 3), 4 trường phổ thông dân tộc nội trú, 28 trường trung học cơ sở và 150 trường trung học phổ thông. Mỗi trường có 35 học sinh tham gia và một số trường có số học sinh tuổi 15 ít hơn 35 em.

Sau khi đàm phán, OECD đồng ý cho Việt Nam lược bỏ 9 trường mẫu nhỏ, học sinh dưới 5 em tuổi 15. Tổng số mẫu trường tham gia khảo sát chính thức thực tế là 188 trường với 5.826 học sinh trên toàn quốc.

PISA 2015

Science (Khoa học)

Reading (Đọc hiểu)

Mathematics (Toán học)

Các nước và vùng lãnh thổ

Điểm trung bình PISA 2015

Sự thay đổi so với chu kì trước

Điểm trung bình PISA 2015

Sự thay đổi so với chu kì trước

Điểm trung bình PISA 2015

Sự thay đổi so với chu kì trước

Mean

Score dif.

Mean

Score dif.

Mean

Score dif.

Điểm trung bình của OECD

493

-1

493

-1

490

-1

1. Singapore

556

7

535

5

564

1

2. Japan

538

3

516

-2

532

1

3. Estonia

534

2

519

9

520

2

4. Chinese Taipei

532

0

497

1

542

0

5. Finland

531

-11

526

-5

511

-10

6. Macao (China)

529

6

509

11

544

5

7. Canada

528

-2

527

1

516

-4

8. Viet Nam

525

-4

487

-21

495

-17

9. Hong Kong (China)

523

-5

527

-3

548

1

10. B-S-J-G (China)

518

m

494

m

531

m

11. Korea

516

-2

517

-11

524

-3

12. New Zealand

513

-7

509

-6

495

-8

13. Slovenia

513

-2

505

11

510

2

14. Australia

510

-6

503

-6

494

-8

15. United Kingdom

509

-1

498

2

492

-1

16. Germany

509

-2

509

6

506

2

17. Netheriands

509

-5

503

-3

512

-6

18. Switzerland

506

-2

492

-4

521

-1

19. Ireland

503

0

521

13

504

0

20. Belgium

502

-3

499

-4

507

-5

21. Denmark

502

2

500

3

511

-2

22. Poland

501

3

506

3

504

5

23. Portugal

501

8

498

4

492

7

24. Norway

498

3

513

5

502

1

25. United States

496

2

497

-1

470

-2

26. Austria

495

-5

485

-5

497

-2

27. France

495

0

499

2

493

-4

28. Sweden

493

-4

500

1

494

-5

29. Czech Republic

493

-5

487

5

492

-6

30. Spain

493

2

496

7

486

1

31. Latvia

490

1

488

2

482

0

32. Russia

487

3

495

17

494

6

33. Luxembourg

483

0

481

5

486

-2

34. Italy

481

2

485

0

490

7

35. Hungary

477

-9

470

-12

477

-4

36. Lithuania

475

-3

472

2

478

-2

37. Croatia

475

-5

487

5

464

0

38. CABA (Argentina)

475

51

475

46

456

38

39. Iceland

473

-7

482

-9

488

-7

40. Israel

467

5

479

2

470

10

41. Malta

465

2

447

3

479

9

42. Slovak Republic

461

-10

453

-12

475

-6

43. Greece

455

-6

467

-8

454

1

44. Chile

447

2

459

5

423

4

45. Bulgaria

446

4

432

1

441

9

46. United Arab Emirates

437

-12

434

-8

427

-7

47. Uruguay

435

1

437

5

418

-3

48. Romania

435

6

434

4

444

10

49. Cyprus1

433

-5

443

-6

437

-3

50. Moldova

428

9

416

17

420

13

51. Albania

427

18

405

10

413

18

52. Turkey

425

2

428

-18

420

2

53. Trinidad and Tobago

425

7

427

5

417

2

54. Thailand

421

2

409

-6

415

1

55. Costa Rica

420

-7

427

-9

400

-6

56. Qatar

418

21

402

15

402

26

57. Colombia

416

8

425

6

390

5

58. Mexico

416

2

423

-1

408

5

59. Montenegro

411

1

427

10

418

6

60. Georgia

411

23

401

16

404

15

61. Jordan

409

-5

408

2

380

-1

62. Indonesia

403

3

397

-2

386

4

63. Brazil

401

3

407

-2

377

6

64. Peru

397

14

398

14

387

10

65. Lebanon

386

m

347

m

396

m

66. Tunisia

386

0

361

-21

367

4

67. FYROM

384

m

352

m

371

m

68. Kosovo

378

m

347

m

362

m

69. Algeria

376

m

350

m

360

m

70. Dominican Republic

332

m

358

m

328

m

PISA là chương trình đánh giá học sinh quốc tế do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD) khởi xướng và chỉ đạo. Việc đánh giá nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá tính hiệu quả, chất lượng của hệ thống giáo dục của mỗi nước tham gia, từ đó rút ra các bài học và xây dựng các khuyến nghị về chính sách đối với giáo dục phổ thông.

Quy mô của PISA là rất lớn và có tính toàn cầu. Qua 6 cuộc khảo sát đánh giá, ngoài các nước thuộc khối OECD còn có rất nhiều quốc gia là đối tác của khối OECD đăng ký tham gia.

Trong lần đánh giá thứ sáu PISA 2015 đã có 70 quốc gia và các vùng lãnh thổ, kinh tế tham gia. Đến chu kỳ PISA 2018 có hơn 80 quốc gia và các vùng lãnh thổ, kinh tế tham gia.

PISA được thực hiện theo chu kỳ ba năm một lần (bắt đầu từ năm 2.000). Mỗi chu kỳ PISA đánh giá cả ba lĩnh vực Đọc hiểu, Toán học và Khoa học và tập trung vào một lĩnh vực trọng tâm.

Mỗi chu kỳ kéo dài trong ba năm với các hoạt liên tiếp, năm đầu tiên xây dựng mẫu và các bộ công cụ khảo sát, năm thứ hai khảo sát thử nghiệm và năm thứ 3 khảo sát chính thức.

Đối tượng đánh giá là học sinh độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia.

PISA ở những chu kỳ đầu thực hiện bài thi trên giấy, từ chu kỳ 2012 đã có thêm hình thức đánh giá trên máy tính. Hiện nay, đến chu kỳ PISA 2015, 2018 chỉ còn khoảng 10 nước sử dụng bài thi trên giấy./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục