Quán phở 'treo' độc đáo miễn phí cho lao động nghèo ở giữa trung tâm Hà Nội

Ngoài 30 bát chủ quán phở dành tặng lao động nghèo mỗi ngày, khách đến ăn có thể trả thêm tiền cho những suất phở "treo" từ thiện để người lao động nghèo được một bữa ăn sáng miễn phí.

vnp_pho treo Bao Khanh 1.jpg
Thời gian gần đây, một hàng ăn trên phố Báo Khánh (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thu hút sự chú ý của người dân và du khách bởi tấm biển đề dòng chữ phở "treo" ngay trước cửa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_pho treo Bao Khanh 2.jpg
Cửa hàng bắt đầu đông khách từ sáng đến trưa. Khách ngồi thưởng thức có nhiều người cao tuổi, công nhân và người lao động phổ thông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_pho treo Bao Khanh 3.jpg
Qua tìm hiểu, đây là quán của gia đình chị Nguyễn Thị Cát Lệ (sinh năm 1979). Khách qua quán ăn có thể để lại một hay nhiều suất phở "treo" bằng tiền để dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_pho treo Bao Khanh 4.jpg
Chị Lệ cho biết tình cờ xem một chương trình của Ý về càphê "treo", táo "treo,"
và gần đây nhất là mô hình cơm "treo" thiện nguyện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thấy chương trình ý nghĩa, chị bàn với chồng và được cả gia đình đồng ý triển khai. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_pho treo Bao Khanh 5.1.jpg
Đến đầu tháng 7/2024 chị Lệ chính thức tổ chức hoạt động phở “treo." Theo đó, quán ăn tự treo 30 bát phở mỗi ngày. Những khách hàng muốn làm từ thiện thì có thể đóng góp bắt đầu từ số 31. Các suất “treo” còn lại của ngày hôm trước chưa được dùng sẽ được quán cộng dồn sang ngày hôm sau. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_pho treo Bao Khanh 5.jpg
Chị Lệ chia sẻ bất kể ai đến ăn phở "treo" đều được nhưng cửa hàng sẽ ưu tiên người già, trẻ nhỏ, người tàn tật, sinh viên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_pho treo Bao Khanh 6.jpg
Những bát phở "treo" to hơn so với bát phở bình thường tại quán. Chị Lệ giải thích chiếc bát to hơn sẽ được cho nhiều phở và thịt hơn cho người lao động. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_pho treo Bao Khanh 7.jpg
Cửa hàng của gia đình chị Nguyễn Thị Cát Lệ cũng nổi tiếng với món bánh cuốn nóng được truyền qua 3 thế hệ. Nhờ vị trí trung tâm phố cổ Hà Nội nên quán ăn thường ngày rất đông khách nhưng chị Lệ vẫn dành riêng một góc cho những người khó khăn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_pho treo Bao Khanh 8.jpg
Những người tìm đến quán là những người lao động nghèo, người già, người khuyết tật, trẻ nhỏ… mỗi người một hoàn cảnh, khó khăn riêng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_pho treo Bao Khanh 9.jpg
Bên cạnh hoạt động phở “treo," hơn 13 năm nay gia đình chị Lệ vẫn đều đặn tổ chức các hoạt động phát cơm, phát cháo từ thiện tại các bệnh viện của Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_pho treo Bao Khanh 10.jpg
Anh Lương Văn Tôn, một lao động đánh giày đường phố, cho biết hàng ngày đi qua đây nên biết được quán có chương trình từ thiện phở nên đã đến ăn. Anh Tôn chia sẻ: "Tôi rất cảm động vì lâu lắm rồi mới được ăn phở, phở ở đây ăn rất ngon." (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_pho treo Bao Khanh 11.jpg
Ngoài chữ "phở "treo," chủ quán còn làm biển ghi dòng chữ "Đây là một hình thức từ thiện bằng việc để lại một phần ăn cho những hoàn cảnh khó khăn hơn trong cộng đồng mà vẫn ủng hộ quán ăn địa phương" bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_pho treo Bao Khanh 12.jpg
Chị Mirae đến từ Hàn Quốc hào hứng đóng góp 1 bát phở cho cửa hàng. Chị Mirae cho biết nhờ đọc được thông tin về quán phở nên đã rủ bạn mình đến đây thưởng thức và đóng góp một chút ít cho người có hoàn cảnh khó khăn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_pho treo Bao Khanh 13.jpg
Chị Lệ bày tỏ việc làm thiện nguyện đó là “trao đi sự tử tế để nhận lại cuộc đời hạnh phúc." Bà chủ quán phở giữa trung tâm Thủ đô cũng mong muốn hành động nhỏ của mình sẽ lan tỏa ý nghĩa lớn, truyền cảm hứng tới nhiều cơ sở kinh doanh khác tại Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục