Chiều 18/10, Hội thảo quốc tế lần thứ hai về phát triển sông Mekong với chủ đề “Sông Mekong và an ninh đối với con người” đã diễn ra tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia.
Hội thảo do Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia tổ chức với sự góp mặt của nhiều học giả, nhà nghiên cứu quốc tế, cùng sự tham dự của các nhà ngoại giao nước ngoài tại Campuchia.
Tại hội thảo, các đại biểu khẳng định ý nghĩa quan trọng đặc biệt về kinh tế và sinh thái của sông Mekong đối với 6 quốc gia mà sông chảy qua, gồm Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Theo các đại biểu, sông Mekong mang lại sinh kế cho hàng chục triệu người sống dọc hai bên bờ và có hệ sinh thái vô cùng phong phú. Tuy nhiên, việc xuất hiện ngày nhiều dự án đập thủy điện trên dòng chính của sông Mekong đòi hỏi các nước trong lưu vực phải cùng nhau nghiên cứu và tư vấn chính sách nhằm đảm bảo khai thác nguồn lợi một cách bền vững và hiệu quả, vì lợi ích chung, vì quan hệ láng giềng hữu nghị và mục tiêu hướng tới con người.
Các đại biểu cũng đã thảo luận về vấn đề hợp tác khu vực trong việc quản lý nguồn nước sông Mekong, đồng thời chia sẻ ý kiến với các nhà hoạch định chính sách của các nước tiểu vùng sông Mekong cũng như các đối tác trong việc cùng hợp tác, phát triển nguồn lợi trên dòng Mekong.
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng việc phát triển các dự án thủy điện trên sông Mekong sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với an ninh con người và an ninh lương thực, đặc biệt ở những nước hạ lưu./.
Hội thảo do Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia tổ chức với sự góp mặt của nhiều học giả, nhà nghiên cứu quốc tế, cùng sự tham dự của các nhà ngoại giao nước ngoài tại Campuchia.
Tại hội thảo, các đại biểu khẳng định ý nghĩa quan trọng đặc biệt về kinh tế và sinh thái của sông Mekong đối với 6 quốc gia mà sông chảy qua, gồm Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Theo các đại biểu, sông Mekong mang lại sinh kế cho hàng chục triệu người sống dọc hai bên bờ và có hệ sinh thái vô cùng phong phú. Tuy nhiên, việc xuất hiện ngày nhiều dự án đập thủy điện trên dòng chính của sông Mekong đòi hỏi các nước trong lưu vực phải cùng nhau nghiên cứu và tư vấn chính sách nhằm đảm bảo khai thác nguồn lợi một cách bền vững và hiệu quả, vì lợi ích chung, vì quan hệ láng giềng hữu nghị và mục tiêu hướng tới con người.
Các đại biểu cũng đã thảo luận về vấn đề hợp tác khu vực trong việc quản lý nguồn nước sông Mekong, đồng thời chia sẻ ý kiến với các nhà hoạch định chính sách của các nước tiểu vùng sông Mekong cũng như các đối tác trong việc cùng hợp tác, phát triển nguồn lợi trên dòng Mekong.
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng việc phát triển các dự án thủy điện trên sông Mekong sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với an ninh con người và an ninh lương thực, đặc biệt ở những nước hạ lưu./.
(TTXVN/Vietnam+)