Ngày 28/4 (tức ngày 15 tháng 3 âm lịch), hàng vạn khách thập phương ở trong và ngoài nước đã về dự lễ hội Đền Đô kỷ niệm 1.000 năm ngày Vua Lý Thái Tổ đăng quang, khai mạc tại phường Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Lễ hội diễn ra trong ba ngày (từ 27 đến 29/4), trong đó, ngày 28/4 là chính hội. Đây là lễ hội hướng tới chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội với nhiều chương trình đặc sắc ở cả phần lễ và phần hội.
Vào lúc 7 giờ sáng đã diễn ra lễ rước Mẫu từ chùa Ứng Tâm về Đền Đô. Tiếp đó là lễ rước 8 cỗ kiệu ngựa mang linh bài của 8 vị vua triều Lý từ chùa Dận về Đền Đô để tiến hành Đại lễ đăng quang.
Phần hội với nhiều hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao phong phú, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách thập phương như hát quan họ, hát tuồng, giao lưu thơ, đấu vật, biểu diễn thái cực quyền, cờ tướng, cờ người, thả chim bồ câu, thi đấu bóng chuyền, cầu lông, thi nấu cơm niêu đất, gói bánh phu thê.
Đền Đô (còn được gọi là Đền Lý Bát Đế) là nơi thờ tám vị vua nhà Lý. Đền gồm 21 hạng mục công trình với trung tâm là điện thờ, xung quanh có nhà Tiền Tế, nhà Chuyển Bồng, Thủy Đình, Văn Chỉ, Võ Chỉ... được xây dựng công phu, đắp vẽ, chạm khắc tinh xảo.
Đền Đô là công trình quốc gia, được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa năm 1991./.
Lễ hội diễn ra trong ba ngày (từ 27 đến 29/4), trong đó, ngày 28/4 là chính hội. Đây là lễ hội hướng tới chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội với nhiều chương trình đặc sắc ở cả phần lễ và phần hội.
Vào lúc 7 giờ sáng đã diễn ra lễ rước Mẫu từ chùa Ứng Tâm về Đền Đô. Tiếp đó là lễ rước 8 cỗ kiệu ngựa mang linh bài của 8 vị vua triều Lý từ chùa Dận về Đền Đô để tiến hành Đại lễ đăng quang.
Phần hội với nhiều hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao phong phú, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách thập phương như hát quan họ, hát tuồng, giao lưu thơ, đấu vật, biểu diễn thái cực quyền, cờ tướng, cờ người, thả chim bồ câu, thi đấu bóng chuyền, cầu lông, thi nấu cơm niêu đất, gói bánh phu thê.
Đền Đô (còn được gọi là Đền Lý Bát Đế) là nơi thờ tám vị vua nhà Lý. Đền gồm 21 hạng mục công trình với trung tâm là điện thờ, xung quanh có nhà Tiền Tế, nhà Chuyển Bồng, Thủy Đình, Văn Chỉ, Võ Chỉ... được xây dựng công phu, đắp vẽ, chạm khắc tinh xảo.
Đền Đô là công trình quốc gia, được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa năm 1991./.
Thu Phương (Vietnam+)