"Trung úy": Phim chiến tranh đầu tiên… cấm trẻ em!

Bộ phim "Trung úy" của đạo diễn Hà Sơn là phim về đề tài chiến tranh đầu tiên của Việt Nam dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
Bộ phim "Trung úy" của đạo diễn Hà Sơn là phim về đề tài chiến tranh đầu tiêncủa Việt Nam dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.

Theo lời đạo diễn Hà Sơn, câu chuyện trong phim "Trung úy" là hoàn toàn “bịa”.Đó là chuyện về một người lính trong chiến tranh, xảy ra ở một vùng biên giớikhông xác định. Đội của trung úy Hà (Thiện Tùng đóng) được giao nhiệm vụ đánhchiếm sân bay địch. Nhiều đồng đội đã phải hy sinh mà đội vẫn không tìm đượcđường vào.

Nhưng một người có thể ra vào khu sân bay này một cách dễ dàng, đó làSi-pha (Quách An An đóng) - cô gái dân tộc trẻ trung, luôn khao khát yêu đươngvà đã đem lòng yêu Hà. Trung úy đã phải dùng tới “mỹ nam kế” để tiếp cận ngườidẫn đường...

Tuy nhiên, sau khi trận đánh kết thúc, nhiệm vụ hoàn thành thì Si-pha lại có thai. Và trung úy Hà bịkiểm điểm về tư cách đạo đức... Nhưng câu chuyện về trung úy chưa kết thúc...

Phim "Trung úy" đã thu hút sự chú ý của dư luận ngay từ khi chưa bấm máy. Khôngít người còn nhớ “chiêu PR” của đạo diễn Hà Sơn, khi vào thời điểm Yến Vy dính vàoscandal băng sex, ông đã tuyên bố sẽ mời nữ diễn viên này thử vai...

Cũng theolời đạo diễn Hà Sơn, lúc đó, "Trung úy" còn được các đối tác nước ngoài để mắt tớivới ý định mời diễn viên Hàn Quốc đóng vai Hà. Nhưng rốt cuộc, bộ phim vẫn gặpkhá nhiều trắc trở.

Kịch bản phim đã một thời gian dài nằm trên bàn duyệt. Năm2007 bộ phim nhận được quyết định được tài trợ với số tiền tài trợ điện ảnh còn lại của năm2006 vẻn vẹn 960 triệu đồng. Hà Sơn lại phải chờ gần một năm nữa để có quyếtđịnh được nhận thêm 1,1 tỷ đồng. Đây có lẽ là một trong số hiếm hoi các bộ phim nhựanhận được kinh phí thấp đến như vậy.

Thế nên, những trục trặc vẫn liên tiếp xảy ra. Gần hai năm, "Trung úy" vẫn chưa được làmxong hậu kỳ. Hãng phim Truyện Việt Nam và cá nhân đạo diễn đã phải “kêu gọi” đầu tư20.000 USD để làm âm thanh lập thể cho bộ phim.

Đã có đối tác tới xem phim,nhưng sau cùng, đoàn phim đành phải hài lòng với việc làm âm thanh mono cho"Trung úy". Giữa tháng Năm này, phim nhận giấy phép phổ biến, nhưng hiện tại, vẫnchưa có ngày phát hành chính thức.

Trả lời câu hỏi có cảm thấy bất ngờ khi phim "Trung úy" dán “mác” cấm trẻ em dưới16 tuổi, đạo diễn Hà Sơn cho hay: “Tôi không bất ngờ. Anh em đoàn phim còn nóivui với nhau rằng, các nhà quản lý đã góp phần quảng cáo giúp cho phim rồi...

Theo ông, "Trung úy" là bản tình ca chân thật về những người lính sống trong chiếntranh. Cảnh “nóng” trong phim là kết quả của những sự việc không cho phép tiếtchế. Tôi cho rằng, phim dán nhãn cấm trẻ em dưới 16 tuổi không nên hiểu là vì cónhững cảnh quá “nóng” mà chính xác là trẻ nhỏ chưa có đủ năng lực cảm nhận...

Được biết, "Trung úy" cũng là một trong số ít bộ phim được duyệt khá kỹ, đến mức,trước khi cấp giấy phép phổ biến chỉ hai ngày, Hội đồng thẩm định phim vẫn tiếptục... cắt một số cảnh nhạy cảm.

Cho tới thời điểm này, đạo diễn Hà Sơn khôngquá kỳ vọng vào "Trung úy", ông chỉ mong, khán giả xem phim xong, ra khỏi rạp vànói: "Cũng được!"/.

(TT&VH/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Brec Bassinger trong “Final Destination: Bloodlines.” (Nguồn: Warner Bros)

Thương hiệu “Final Destination” tái xuất ngoạn mục

Không chỉ tạo nên cơn sốt thực sự tại 3.523 rạp chiếu ở Bắc Mỹ tuần qua, “Final Destination: Bloodlines” còn thu về 51 triệu USD từ thị trường quốc tế, nâng tổng doanh thu toàn cầu lên 102 triệu USD.

Rạp chiếu phim AMC ở Los Angeles, bang California (Mỹ). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tín hiệu đáng lo ngại cho ngành điện ảnh toàn cầu

Lượng vé xem phim bán ra trên toàn cầu trong năm 2024 giảm 8,8% - lần đầu tiên doanh số bán vé giảm kể từ đại dịch COVID-19, và rất có thể đây sẽ là "mức bình thường mới”của điện ảnh thế giới.