Chiều 12/4, tại buổi làm việc với thành phố Hà Nội về công tác giáo dục và đào tạo năm học 2011-2012 và bàn kế hoạch thực hiện công tác giáo dục giữa thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đồng ý với kiến nghị cho phép trường Trung học phổ thông Chu Văn An được đào tạo hệ học sinh dân tộc, mở một số lớp cho học sinh dân tộc của một số tỉnh phía Bắc theo cơ chế cử tuyển.
Bộ trưởng đề nghị Hà Nội chủ động triển khai thí điểm đào tạo hệ học sinh dân tộc ở trường Trung học phổ thông Chu Văn An, sau đó báo cáo kết quả cho Bộ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ủng hộ việc thành lập trường Đại học của Thủ đô nhằm đào tạo nguồn nhân lực trình độ và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung. Tuy vậy, “việc chọn trường nào để làm hạt nhân thì cần phải cân nhắc thêm,” ông Luận nói. Trước mắt, Hà Nội cần nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội - dự kiến nâng cấp thành trường Đại học của Hà Nội.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo Thủ đô cả về quy mô và chất lượng, giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước và tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và quốc tế. Trước tiên, Hà Nội tiếp tục nâng cao chất lượng phổ cập bậc tiểu học, trung học, đặc biệt quan tâm phát triển giáo dục mầm non. Đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Hà Nội trong việc phát triển giáo dục và đào tạo.
Ông Thảo cũng cho rằng, hiện nay ngành giáo dục Hà Nội phát triển chưa xứng với tiềm năng, do còn thiếu những nhân tố đi đầu, nhân tố mới trong một số lĩnh vực như chưa xây dựng được mô hình giáo dục toàn diện về thể chất, nhân cách, văn hóa. Do đó, Hà Nội sẽ cố gắng để xây dựng mô hình này và sẽ phát triển giáo dục-đào tạo theo định hướng của quốc gia, góp phần xây dựng và phát triển Hà Nội thực sự xứng tầm là 12 trung tâm giáo dục, chính trị lớn của cả nước./.
Bộ trưởng đề nghị Hà Nội chủ động triển khai thí điểm đào tạo hệ học sinh dân tộc ở trường Trung học phổ thông Chu Văn An, sau đó báo cáo kết quả cho Bộ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ủng hộ việc thành lập trường Đại học của Thủ đô nhằm đào tạo nguồn nhân lực trình độ và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung. Tuy vậy, “việc chọn trường nào để làm hạt nhân thì cần phải cân nhắc thêm,” ông Luận nói. Trước mắt, Hà Nội cần nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội - dự kiến nâng cấp thành trường Đại học của Hà Nội.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo Thủ đô cả về quy mô và chất lượng, giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước và tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và quốc tế. Trước tiên, Hà Nội tiếp tục nâng cao chất lượng phổ cập bậc tiểu học, trung học, đặc biệt quan tâm phát triển giáo dục mầm non. Đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Hà Nội trong việc phát triển giáo dục và đào tạo.
Ông Thảo cũng cho rằng, hiện nay ngành giáo dục Hà Nội phát triển chưa xứng với tiềm năng, do còn thiếu những nhân tố đi đầu, nhân tố mới trong một số lĩnh vực như chưa xây dựng được mô hình giáo dục toàn diện về thể chất, nhân cách, văn hóa. Do đó, Hà Nội sẽ cố gắng để xây dựng mô hình này và sẽ phát triển giáo dục-đào tạo theo định hướng của quốc gia, góp phần xây dựng và phát triển Hà Nội thực sự xứng tầm là 12 trung tâm giáo dục, chính trị lớn của cả nước./.
Thanh Bình (TTXVN)