Ngày 26/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Khí sinh học Việt Nam (VBA) và Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức diễn đàn khí sinh học Việt Nam lần thứ nhất khu vực phía Nam.
Phát biểu tại diễn đàn, nhiều nhà khoa học đánh giá, là một quốc gia có thế mạnh với hơn 70% dân số phục vụ kinh tế nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng lớn về sử dụng khí sinh học, tuy nhiên đến nay việc sử dụng loại năng lượng sạch (biogas) này lại chưa hiệu quả.
Theo VBA, công nghệ sản xuất khí sinh học biogas là một trong những chiến lược nhằm giảm ô nhiễm môi trường và lượng khí thải nhà kính. Nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất biogas có sẵn như phế thải trong sản xuất và chế biến nông, lâm sản, chất thải từ chăn nuôi…
Phó giáo sư-tiến sỹ Dương Nguyên Khang, Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng khí sinh học cần được chú ý như một phần quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và cần phải suy nghĩ rằng nguồn khí sinh học không chỉ dùng cho đun nấu.
Nếu tận dụng được tốt việc chuyển chất thải hữu cơ thành khí sinh học sẽ góp phần ngăn chặn ô nhiễm môi trường, tiêu diệt mầm bệnh trong trang trại chăn nuôi và đặc biệt còn dùng để thắp sáng, phát điện,…
Phó giáo sư-tiến sỹ Bùi Xuân An, đại học Hoa Sen nhận định Việt Nam chưa tận dụng được nguồn khí sinh học trong sản xuất là do các công trình này vốn đầu tư lớn, khả năng hoàn vốn lâu trong khi người chăn nuôi đang gặp khó khăn.
Trong khi đó, cơ chế chính sách của Việt Nam hiện nay chưa chú trọng đến việc đưa năng lượng từ khí sinh học vào ngành điện năng, khí thu gom từ hệ thống về dùng không hết thì đốt bỏ đi, đó là sự lãng phí.
Phó giáo sư-tiến sỹ Dương Nguyên Khang cho biết thêm hiện công nghệ xây dựng hệ thống khí sinh học chưa được phổ biến, nên nhiều đơn vị, hộ dân không biết tiếp cận như thế nào.
Để giải quyết những khó khăn này, VBA cho rằng Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và nông dân về tài chính, đất đai, tín dụng, thuế cũng như kỹ thuật...; xây dựng chiến lược quốc gia về khí sinh học, đồng thời đánh giá lại tiềm năng và xây dựng quy hoạch năng lượng sinh học theo từng vùng.
Hiện nay, tại khu vực phía Nam chỉ có một số ít đơn vị tận dụng hiệu quả khí sinh học làm nguồn năng lượng phục vụ cho sản xuất như Dự án tận dụng khí biogas đốt lò hơi thay thế dầu FO của Công ty Mía đường Tuy Hòa (Phú Yên); Dự án tận dụng khí biogas để phát điện tại nhà máy bia Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh); Dự án tận dụng khí biogas trong sản xuất của nhà máy tinh bột Sơn Hải (Quảng Ngãi), của Công ty tinh bột sắn Krông Bông (Đắk Lắk).
Một số nhà máy sản xuất bột mì ở Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước đang nghiên cứu tận dụng nguồn khí sinh học để ứng dụng cho sản xuất.
Riêng Đồng Nai được xem là địa phương tận dụng, khai thác tốt nguồn khí sinh học khi có trên 12.000 công trình khí sinh học các loại, nhưng khả năng tận thu năng lượng chỉ đạt 65%./.
Phát biểu tại diễn đàn, nhiều nhà khoa học đánh giá, là một quốc gia có thế mạnh với hơn 70% dân số phục vụ kinh tế nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng lớn về sử dụng khí sinh học, tuy nhiên đến nay việc sử dụng loại năng lượng sạch (biogas) này lại chưa hiệu quả.
Theo VBA, công nghệ sản xuất khí sinh học biogas là một trong những chiến lược nhằm giảm ô nhiễm môi trường và lượng khí thải nhà kính. Nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất biogas có sẵn như phế thải trong sản xuất và chế biến nông, lâm sản, chất thải từ chăn nuôi…
Phó giáo sư-tiến sỹ Dương Nguyên Khang, Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng khí sinh học cần được chú ý như một phần quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và cần phải suy nghĩ rằng nguồn khí sinh học không chỉ dùng cho đun nấu.
Nếu tận dụng được tốt việc chuyển chất thải hữu cơ thành khí sinh học sẽ góp phần ngăn chặn ô nhiễm môi trường, tiêu diệt mầm bệnh trong trang trại chăn nuôi và đặc biệt còn dùng để thắp sáng, phát điện,…
Phó giáo sư-tiến sỹ Bùi Xuân An, đại học Hoa Sen nhận định Việt Nam chưa tận dụng được nguồn khí sinh học trong sản xuất là do các công trình này vốn đầu tư lớn, khả năng hoàn vốn lâu trong khi người chăn nuôi đang gặp khó khăn.
Trong khi đó, cơ chế chính sách của Việt Nam hiện nay chưa chú trọng đến việc đưa năng lượng từ khí sinh học vào ngành điện năng, khí thu gom từ hệ thống về dùng không hết thì đốt bỏ đi, đó là sự lãng phí.
Phó giáo sư-tiến sỹ Dương Nguyên Khang cho biết thêm hiện công nghệ xây dựng hệ thống khí sinh học chưa được phổ biến, nên nhiều đơn vị, hộ dân không biết tiếp cận như thế nào.
Để giải quyết những khó khăn này, VBA cho rằng Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và nông dân về tài chính, đất đai, tín dụng, thuế cũng như kỹ thuật...; xây dựng chiến lược quốc gia về khí sinh học, đồng thời đánh giá lại tiềm năng và xây dựng quy hoạch năng lượng sinh học theo từng vùng.
Hiện nay, tại khu vực phía Nam chỉ có một số ít đơn vị tận dụng hiệu quả khí sinh học làm nguồn năng lượng phục vụ cho sản xuất như Dự án tận dụng khí biogas đốt lò hơi thay thế dầu FO của Công ty Mía đường Tuy Hòa (Phú Yên); Dự án tận dụng khí biogas để phát điện tại nhà máy bia Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh); Dự án tận dụng khí biogas trong sản xuất của nhà máy tinh bột Sơn Hải (Quảng Ngãi), của Công ty tinh bột sắn Krông Bông (Đắk Lắk).
Một số nhà máy sản xuất bột mì ở Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước đang nghiên cứu tận dụng nguồn khí sinh học để ứng dụng cho sản xuất.
Riêng Đồng Nai được xem là địa phương tận dụng, khai thác tốt nguồn khí sinh học khi có trên 12.000 công trình khí sinh học các loại, nhưng khả năng tận thu năng lượng chỉ đạt 65%./.
Liên Phương (TTXVN)