Trong mấy ngày qua, mặc dù bão số 6 không trực tiếp đổ bộ vào Nghệ An và đây không phải là cơn bão lớn, nhưng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, chính quyền địa phương, các ngành liên quan liên tục nhận được thông tin về các tàu đánh cá của ngư dân trong tỉnh gặp nạn trên biển.
Chỉ riêng từ ngày 6/8 đến ngày 8/8 đã có 4 tàu đánh cá của ngư dân Nghệ An (các tàu NA-93044-TS, NA-93410-TS, NA-93789-TS, NA-93391-TS) gặp nạn trên biển.
Tất cả những tàu này đều là tàu đánh cá xa bờ, công suất lớn, đầu tư tốn kém, mỗi tàu có ít nhất 7 ngư dân. Đến sáng 9/8, trong số các tàu bị nạn có 2 tàu bị chìm chưa tìm thấy và một ngư dân đang bị mất tích.
Mỗi khi nhận được thông tin tàu cá gặp nạn, không chỉ gia đình các ngư dân mà các cơ quan chức năng trong tỉnh cũng rất lo lắng. Hết điện thoại lại công điện chỉ đạo, có ngày tỉnh phải phát đến 3, 4 công điện chỉ đạo công tác cứu nạn.
Để cứu nạn các tàu và ngư dân bị nạn không chỉ đơn thuần là việc phát công điện, điện thoại, mà còn huy động người, phương tiện tham gia. Phương tiện thì phải là loại tàu chuyên dụng, có công suất lớn mới có thể ra tiếp cận được những tàu của ngư dân bị nạn.
Giữa bốn bề trùng khơi, sóng to, gió lớn, mưa bão nổi lên, cho dù các tàu cứu nạn có hiện đại, cơ quan cứu nạn có các trang thiết bị tìm kiếm đi kèm, thì việc xác định chính xác tọa độ, vị trí tàu bị nạn cũng là việc không đơn giản. Nếu có tiếp cận được, lại phải mất nhiều ngày để lai dắt, đưa tàu bị nạn về nơi an toàn để neo đậu. Những việc làm này rất tốn kém chi phí cho nhà nước, lại khá vất vả cho các cơ quan chức năng.
Trong những ngày mưa bão vừa qua, các cán bộ của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An đã bất kể giờ giấc, đêm khuya, vừa nắm thông tin, vừa chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn sao cho chính xác, hiệu quả.
Những ngày mưa bão, Hải đội 2 Biên phòng Nghệ An đóng ở Cửa Lò cũng trực 24/24 giờ, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ. Mỗi khi tàu cá của ngư dân bị nạn trên biển, Ban chỉ huy phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, chính quyền các địa phương và các ngành liên quan đã triển khai công tác cứu nạn rất tích cực, với nỗ lực cao để cứu ngư dân, cứu tàu bị nạn.
Tuy vậy, thực tế tại Nghệ An cho thấy, công tác cứu nạn tàu, thuyền của ngư dân bị nạn trên biển đang bộc lộ một số bất cập.
Tàu cứu nạn của địa phương công suất còn hạn chế; thiếu những tàu có công suất lớn, chịu được sóng to, gió lớn từ cấp 8, cấp 9 trở lên. Chính vì vậy, mỗi khi có tàu cá của ngư dân bị nạn, gặp mưa bão lớn, tỉnh Nghệ An phải phát công điện, huy động sự trợ giúp của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Trung ương, thậm chí cả sự chi viện tàu của Bộ Tư lệnh Hải quân và Bộ Tư lệnh Biên phòng, mới có thể hoàn thành được công tác cứu nạn.
Mặt khác, hiện nay tại Nghệ An, kiến thức và kinh nghiệm trong công tác cứu nạn chưa được các địa phương và ngư dân ven biển coi trọng; vẫn còn tâm lý phó mặc việc tìm kiếm, cứu nạn tàu cá bị nạn cho Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, Bộ đội biên phòng.
Còn đối với ngư dân, đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của mưa bão, hiện vẫn còn không ít người có tâm lý chủ quan, không đem theo phao cứu sinh hoặc các thiết bị cứu nạn, máy thông tin liên lạc trên tàu, cho rằng nếu trên tàu đem theo phao cứu sinh thì dễ gặp xui xẻo. Đây là nhận thức phi khoa học, mang nặng yếu tố mê tín. Tiếc rằng, tư tưởng lạc hậu này đang phổ biến ở nhiều vùng ven biển trong tỉnh Nghệ An cũng như các tỉnh khác.
Trong khi đó, vẫn có những ngư dân bất chấp thời tiết, bất chấp cảnh báo bão của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, còn chần chừ, chậm trễ trong việc đưa tàu ra khỏi vùng nguy hiểm, tìm nơi tránh trú bão, đến khi thời tiết bất thường nổi lên thì “trở tay” không kịp. Đây là bài học không chỉ cho ngư dân Nghệ An mà còn đối với ngư dân các địa phương khác.
Rút kinh nghiệm cơn bão số 6, tuy không đổ bộ vào địa phương và cũng không phải là cơn bão lớn, nhưng số lượng tàu, thuyền Nghệ An bị nạn trên biển là không nhỏ. Tỉnh Nghệ An đang đề nghị các huyện ven biển khẩn trương rút kinh nghiệm về công tác nắm bắt số liệu tàu, thuyền trước và trong các cơn bão; tăng cường tuyên truyền cho ngư dân để có ý thức hơn trong việc chấp hành các lệnh kêu gọi tàu thuyền khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới…
Tỉnh Nghệ An cũng đề nghị các địa phương và các ngành liên quan, trong đó có ngành thủy sản, Bộ đội Biên phòng kiên quyết xử lý các chủ tàu, thuyền cố tình không chấp hành báo cáo tọa độ và trở về nơi tránh trú bão an toàn khi có mưa bão xảy ra.
Tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung đang là mùa mưa bão, thì những việc làm này là hết sức cần thiết và cũng là bài học thực tế nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho ngư dân khi gặp thời tiết bất thường trên biển./.
Chỉ riêng từ ngày 6/8 đến ngày 8/8 đã có 4 tàu đánh cá của ngư dân Nghệ An (các tàu NA-93044-TS, NA-93410-TS, NA-93789-TS, NA-93391-TS) gặp nạn trên biển.
Tất cả những tàu này đều là tàu đánh cá xa bờ, công suất lớn, đầu tư tốn kém, mỗi tàu có ít nhất 7 ngư dân. Đến sáng 9/8, trong số các tàu bị nạn có 2 tàu bị chìm chưa tìm thấy và một ngư dân đang bị mất tích.
Mỗi khi nhận được thông tin tàu cá gặp nạn, không chỉ gia đình các ngư dân mà các cơ quan chức năng trong tỉnh cũng rất lo lắng. Hết điện thoại lại công điện chỉ đạo, có ngày tỉnh phải phát đến 3, 4 công điện chỉ đạo công tác cứu nạn.
Để cứu nạn các tàu và ngư dân bị nạn không chỉ đơn thuần là việc phát công điện, điện thoại, mà còn huy động người, phương tiện tham gia. Phương tiện thì phải là loại tàu chuyên dụng, có công suất lớn mới có thể ra tiếp cận được những tàu của ngư dân bị nạn.
Giữa bốn bề trùng khơi, sóng to, gió lớn, mưa bão nổi lên, cho dù các tàu cứu nạn có hiện đại, cơ quan cứu nạn có các trang thiết bị tìm kiếm đi kèm, thì việc xác định chính xác tọa độ, vị trí tàu bị nạn cũng là việc không đơn giản. Nếu có tiếp cận được, lại phải mất nhiều ngày để lai dắt, đưa tàu bị nạn về nơi an toàn để neo đậu. Những việc làm này rất tốn kém chi phí cho nhà nước, lại khá vất vả cho các cơ quan chức năng.
Trong những ngày mưa bão vừa qua, các cán bộ của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An đã bất kể giờ giấc, đêm khuya, vừa nắm thông tin, vừa chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn sao cho chính xác, hiệu quả.
Những ngày mưa bão, Hải đội 2 Biên phòng Nghệ An đóng ở Cửa Lò cũng trực 24/24 giờ, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ. Mỗi khi tàu cá của ngư dân bị nạn trên biển, Ban chỉ huy phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, chính quyền các địa phương và các ngành liên quan đã triển khai công tác cứu nạn rất tích cực, với nỗ lực cao để cứu ngư dân, cứu tàu bị nạn.
Tuy vậy, thực tế tại Nghệ An cho thấy, công tác cứu nạn tàu, thuyền của ngư dân bị nạn trên biển đang bộc lộ một số bất cập.
Tàu cứu nạn của địa phương công suất còn hạn chế; thiếu những tàu có công suất lớn, chịu được sóng to, gió lớn từ cấp 8, cấp 9 trở lên. Chính vì vậy, mỗi khi có tàu cá của ngư dân bị nạn, gặp mưa bão lớn, tỉnh Nghệ An phải phát công điện, huy động sự trợ giúp của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Trung ương, thậm chí cả sự chi viện tàu của Bộ Tư lệnh Hải quân và Bộ Tư lệnh Biên phòng, mới có thể hoàn thành được công tác cứu nạn.
Mặt khác, hiện nay tại Nghệ An, kiến thức và kinh nghiệm trong công tác cứu nạn chưa được các địa phương và ngư dân ven biển coi trọng; vẫn còn tâm lý phó mặc việc tìm kiếm, cứu nạn tàu cá bị nạn cho Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, Bộ đội biên phòng.
Còn đối với ngư dân, đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của mưa bão, hiện vẫn còn không ít người có tâm lý chủ quan, không đem theo phao cứu sinh hoặc các thiết bị cứu nạn, máy thông tin liên lạc trên tàu, cho rằng nếu trên tàu đem theo phao cứu sinh thì dễ gặp xui xẻo. Đây là nhận thức phi khoa học, mang nặng yếu tố mê tín. Tiếc rằng, tư tưởng lạc hậu này đang phổ biến ở nhiều vùng ven biển trong tỉnh Nghệ An cũng như các tỉnh khác.
Trong khi đó, vẫn có những ngư dân bất chấp thời tiết, bất chấp cảnh báo bão của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, còn chần chừ, chậm trễ trong việc đưa tàu ra khỏi vùng nguy hiểm, tìm nơi tránh trú bão, đến khi thời tiết bất thường nổi lên thì “trở tay” không kịp. Đây là bài học không chỉ cho ngư dân Nghệ An mà còn đối với ngư dân các địa phương khác.
Rút kinh nghiệm cơn bão số 6, tuy không đổ bộ vào địa phương và cũng không phải là cơn bão lớn, nhưng số lượng tàu, thuyền Nghệ An bị nạn trên biển là không nhỏ. Tỉnh Nghệ An đang đề nghị các huyện ven biển khẩn trương rút kinh nghiệm về công tác nắm bắt số liệu tàu, thuyền trước và trong các cơn bão; tăng cường tuyên truyền cho ngư dân để có ý thức hơn trong việc chấp hành các lệnh kêu gọi tàu thuyền khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới…
Tỉnh Nghệ An cũng đề nghị các địa phương và các ngành liên quan, trong đó có ngành thủy sản, Bộ đội Biên phòng kiên quyết xử lý các chủ tàu, thuyền cố tình không chấp hành báo cáo tọa độ và trở về nơi tránh trú bão an toàn khi có mưa bão xảy ra.
Tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung đang là mùa mưa bão, thì những việc làm này là hết sức cần thiết và cũng là bài học thực tế nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho ngư dân khi gặp thời tiết bất thường trên biển./.
Nguyễn Văn Nhật (TTXVN)