Theo kết quả bầu cử chính thức được công bố vào sáng 28/7, người Shiite đã mất hơn một nửa số ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa mới của Kuwait được tiến hành ngày 27/7.
Kết quả cho thấy các ứng cử viên người Shiite chỉ giành được tám ghế trong Quốc hội gồm 50 ghế, giảm mạnh so với 17 ghế giành được trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 12/2012.
Trong khi đó, các ứng cử viên theo chủ nghĩa tự do vốn chưa giành được ghế nào trong cuộc bầu cử trước, nay đã giành được ít nhất ba ghế.
Các ứng cử viên Hồi giáo theo dòng Sunni giành được bảy ghế so với năm ghế trước đây.
Theo số liệu đăng trên trang web của Bộ thông tin Kuwait, 52,5% cử tri đã đi bỏ phiếu, tăng đáng kể so với mức thấp kỷ lục 40% trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 12/2012.
Cuộc bầu cử lần này diễn ra trong bối cảnh phe đối lập kêu gọi tẩy chay bầu cử. Có khoảng 30 quan sát viên Arập cùng các giám sát viên Kuwait tới giám sát một số địa điểm bỏ phiếu.
Đây là lần đầu tiên một cuộc bầu cử được tổ chức ở Kuwait trong thời điểm diễn ra tháng hành hương Ramadan và là cuộc bầu cử thứ hai ở quốc gia vùng Vịnh này trong tám tháng qua.
[Cử tri Kuwait bắt đầu bỏ phiếu bầu cử Quốc hội]
Trước đó, ngày 16/6, Tòa án Hiến pháp Kuwait đã giải tán Quốc hội 50 ghế vừa được bầu ngày 1/12 năm ngoái trong bối cảnh các nhóm đối lập (gồm người Hồi giáo, người theo chủ nghĩa dân tộc và tự do) đệ đơn phản đối luật bầu cử sửa đổi, vì cho rằng luật này cho phép chính phủ thao túng kết quả bầu cử và thành lập quốc hội thân chính phủ.
Theo luật bầu cử được thông qua năm 2006, mỗi cử tri được bầu chọn tối đa bốn ứng cử viên.
Tuy nhiên, theo luật bầu cử sửa đổi được Quốc vương Sheikh al-Sabah chấp thuận hồi tháng 10 năm ngoái, mỗi cử tri chỉ được bầu chọn một ứng cử viên.
Tòa án Hiến pháp Kuwait cho rằng luật bầu cử sửa đổi này là hoàn toàn hợp hiến, nhưng quốc hội vẫn bị giải tán vì Ủy ban Bầu cử Quốc gia đã được thành lập theo một sắc lệnh vi hiến.
Giới phân tích cho rằng có rất ít hy vọng cuộc bầu cử lần này sẽ đem lại sự ổn định chính trị cho Kuwait, quốc gia hiện đang rơi vào tình trạng bất ổn trước những cuộc tranh giành quyền lực kéo dài giữa quốc hội và chính phủ từ giữa năm 2006./.
Kết quả cho thấy các ứng cử viên người Shiite chỉ giành được tám ghế trong Quốc hội gồm 50 ghế, giảm mạnh so với 17 ghế giành được trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 12/2012.
Trong khi đó, các ứng cử viên theo chủ nghĩa tự do vốn chưa giành được ghế nào trong cuộc bầu cử trước, nay đã giành được ít nhất ba ghế.
Các ứng cử viên Hồi giáo theo dòng Sunni giành được bảy ghế so với năm ghế trước đây.
Theo số liệu đăng trên trang web của Bộ thông tin Kuwait, 52,5% cử tri đã đi bỏ phiếu, tăng đáng kể so với mức thấp kỷ lục 40% trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 12/2012.
Cuộc bầu cử lần này diễn ra trong bối cảnh phe đối lập kêu gọi tẩy chay bầu cử. Có khoảng 30 quan sát viên Arập cùng các giám sát viên Kuwait tới giám sát một số địa điểm bỏ phiếu.
Đây là lần đầu tiên một cuộc bầu cử được tổ chức ở Kuwait trong thời điểm diễn ra tháng hành hương Ramadan và là cuộc bầu cử thứ hai ở quốc gia vùng Vịnh này trong tám tháng qua.
[Cử tri Kuwait bắt đầu bỏ phiếu bầu cử Quốc hội]
Trước đó, ngày 16/6, Tòa án Hiến pháp Kuwait đã giải tán Quốc hội 50 ghế vừa được bầu ngày 1/12 năm ngoái trong bối cảnh các nhóm đối lập (gồm người Hồi giáo, người theo chủ nghĩa dân tộc và tự do) đệ đơn phản đối luật bầu cử sửa đổi, vì cho rằng luật này cho phép chính phủ thao túng kết quả bầu cử và thành lập quốc hội thân chính phủ.
Theo luật bầu cử được thông qua năm 2006, mỗi cử tri được bầu chọn tối đa bốn ứng cử viên.
Tuy nhiên, theo luật bầu cử sửa đổi được Quốc vương Sheikh al-Sabah chấp thuận hồi tháng 10 năm ngoái, mỗi cử tri chỉ được bầu chọn một ứng cử viên.
Tòa án Hiến pháp Kuwait cho rằng luật bầu cử sửa đổi này là hoàn toàn hợp hiến, nhưng quốc hội vẫn bị giải tán vì Ủy ban Bầu cử Quốc gia đã được thành lập theo một sắc lệnh vi hiến.
Giới phân tích cho rằng có rất ít hy vọng cuộc bầu cử lần này sẽ đem lại sự ổn định chính trị cho Kuwait, quốc gia hiện đang rơi vào tình trạng bất ổn trước những cuộc tranh giành quyền lực kéo dài giữa quốc hội và chính phủ từ giữa năm 2006./.
(TTXVN)