Mồ côi cha, nhà nghèo mẹ phải làm thuê kiếm sống lại không được học trường chuyên hay lớp chọn, nhưng cú "vượt vũ môn" ngoạn mục của Phạm Văn Đích ở thôn Hà Châu, xã Hoàng Hanh (Tiên Lữ - Hưng Yên) đã làm nhiều người cảm phục.
Với số điểm: Toán 9; Lý 9,5; Hoá 9,5 và cộng 1 điểm ưu tiên khu vực, cậu học trò nghèo này đã giành ngôi thủ khoa Học viện Kỹ thuật Quân sự kỳ thi năm nay.
Phạm Văn Đích sinh ra trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở vùng quê bãi nghèo ven sông Hồng. Bố mất từ khi Đích còn nằm trong bụng mẹ. Cuộc sống hàng ngày của 2 mẹ con chủ yếu dựa vào 1,5 sào ngô ngoài bãi và tiền công làm thuê, làm mướn hàng ngày của người mẹ góa bụa lam lũ.
Khi Đích mới khoảng 2, 3 tuổi vì không có người thân giúp đỡ, mẹ Đích một mình đưa cả con ra đồng để vừa trông con vừa mò cua bắt ốc kiếm kế sinh nhai. Căn nhà nhỏ nghèo nàn, dột nát của 2 mẹ con chẳng có tài sản gì đáng giá ngoài những đồ dùng sinh hoạt đã cũ kỹ. Khốn khó vất vả nhưng mẹ Đích luôn động viên em cố gắng học tập để sau này có một tương lai tươi sáng, thoát cảnh nghèo khổ.
Là học sinh trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo (huyện Tiên Lữ), ngôi trường quê này của Đích không phải là trường nổi tiếng đất Hưng Yên. Đích cho biết trong 12 năm học phổ thông, em không thường xuyên là học sinh giỏi. Do mặc cảm với hoàn cảnh nhà khó khăn, nhiều khi em không chú tâm đến việc học nên từ lớp 1 đến lớp 10 em chỉ là học sinh khá.
Em đã từng thi trượt kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trường chuyên của tỉnh và chỉ thi đỗ vào trường trung học phổ thông huyện. Lên lớp 11 được sự động viên quan tâm của các thày cô và bạn bè, em bắt đầu dùi mài đèn sách và cảm thấy thích học, rồi cả 2 năm lớp 11 và 12 em đều đạt học sinh giỏi.
Là đối tượng học sinh mồ côi nhà nghèo, năm nào Đích cũng được nhà trường miễn toàn bộ tiền học phí, cả tiền học phụ đạo trên lớp. Em luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các thày cô như thầy Long, thầy Quân, cô Hằng thường xuyên khích lệ, động viên, sẵn sàng cho em mượn những cuốn sách tham khảo cần thiết của 3 môn Toán, Lý, Hoá. Nhờ vậy, Đích tiến bộ rất nhanh trong học tập.
Bật mí về bí quyết "dùi mài kinh sử" của mình, Đích cho biết em học trên lớp là chính và không học thêm nhiều. Không có tiền đi học thêm hay mua các tài liệu tham khảo, em luôn chăm chú lắng nghe bài giảng của thầy cô trên lớp để về nhà tự học.
Phương châm của em là phải tự tạo hứng thú để thích học và kiên nhẫn tự suy nghĩ. Để nắm chắc kiến thức, em đã phân loại từng dạng bài, đâu là kiến thức đơn giản, phức tạp hay nâng cao để có phương pháp học cho phù hợp. Với các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hoá em rất say mê với việc tìm tòi những điều hay, thú vị trong từng bài học.
Trong căn nhà đơn sơ, bà Bùi Thị Tĩnh, mẹ của Đích nghẹn ngào kể về những năm tháng đã qua với bao nỗi nhọc nhằn.
Từ khi biết điểm thi của con, gương mặt khắc khổ của bà luôn rạng rỡ niềm vui, bởi từ đây bà được bù đắp một điều vô giá mà đứa con côi cút mang lại: "Nghe tin con đỗ đại học tôi vui lắm, nhưng chưa hết lo vì còn cả chặng đường phía trước. Là mẹ, chỉ mong con thành đạt trong cuộc đời, dù có vất vả mấy thì cũng sẽ cố gắng vượt qua cho con ăn học."
Đáp lại công lao hy sinh của mẹ, sự quan tâm của thày cô và bạn bè, cậu học trò mò côi trường quê đã nỗ lực từng ngày để hôm nay gặt hái thành công bước đầu. Đích tâm sự: "Em rất vui vì đỗ Học viện Kỹ thuật Quân sự, trước khi đăng ký thi em được thày cô khuyên nên thi trường này để không phải đóng học phí, mẹ sẽ đỡ vất vả hơn. Em sẽ cố gắng để vươn lên để mẹ và mọi người không phải buồn vì em."
Đây là năm thứ 3 liên tiếp, tỉnh Hưng Yên có học sinh đỗ thủ khoa Học viện Kỹ thuật Quân sự. Trước đó, năm 2010, em Phạm Sơn Tùng, học sinh trường Trung học phổ thông Trưng Vương (Văn Lâm), đỗ thủ khoa hệ dân sự với 29 điểm (Toán 9,75 điểm; Lý 9,75 điểm; Hoá 9,5 điểm). Năm 2011, em Lưu Văn Sáng quê ở Tiên Lữ cũng giành ngôi thủ khoa hệ dân sự với 27 điểm./.
Với số điểm: Toán 9; Lý 9,5; Hoá 9,5 và cộng 1 điểm ưu tiên khu vực, cậu học trò nghèo này đã giành ngôi thủ khoa Học viện Kỹ thuật Quân sự kỳ thi năm nay.
Phạm Văn Đích sinh ra trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở vùng quê bãi nghèo ven sông Hồng. Bố mất từ khi Đích còn nằm trong bụng mẹ. Cuộc sống hàng ngày của 2 mẹ con chủ yếu dựa vào 1,5 sào ngô ngoài bãi và tiền công làm thuê, làm mướn hàng ngày của người mẹ góa bụa lam lũ.
Khi Đích mới khoảng 2, 3 tuổi vì không có người thân giúp đỡ, mẹ Đích một mình đưa cả con ra đồng để vừa trông con vừa mò cua bắt ốc kiếm kế sinh nhai. Căn nhà nhỏ nghèo nàn, dột nát của 2 mẹ con chẳng có tài sản gì đáng giá ngoài những đồ dùng sinh hoạt đã cũ kỹ. Khốn khó vất vả nhưng mẹ Đích luôn động viên em cố gắng học tập để sau này có một tương lai tươi sáng, thoát cảnh nghèo khổ.
Là học sinh trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo (huyện Tiên Lữ), ngôi trường quê này của Đích không phải là trường nổi tiếng đất Hưng Yên. Đích cho biết trong 12 năm học phổ thông, em không thường xuyên là học sinh giỏi. Do mặc cảm với hoàn cảnh nhà khó khăn, nhiều khi em không chú tâm đến việc học nên từ lớp 1 đến lớp 10 em chỉ là học sinh khá.
Em đã từng thi trượt kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trường chuyên của tỉnh và chỉ thi đỗ vào trường trung học phổ thông huyện. Lên lớp 11 được sự động viên quan tâm của các thày cô và bạn bè, em bắt đầu dùi mài đèn sách và cảm thấy thích học, rồi cả 2 năm lớp 11 và 12 em đều đạt học sinh giỏi.
Là đối tượng học sinh mồ côi nhà nghèo, năm nào Đích cũng được nhà trường miễn toàn bộ tiền học phí, cả tiền học phụ đạo trên lớp. Em luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các thày cô như thầy Long, thầy Quân, cô Hằng thường xuyên khích lệ, động viên, sẵn sàng cho em mượn những cuốn sách tham khảo cần thiết của 3 môn Toán, Lý, Hoá. Nhờ vậy, Đích tiến bộ rất nhanh trong học tập.
Bật mí về bí quyết "dùi mài kinh sử" của mình, Đích cho biết em học trên lớp là chính và không học thêm nhiều. Không có tiền đi học thêm hay mua các tài liệu tham khảo, em luôn chăm chú lắng nghe bài giảng của thầy cô trên lớp để về nhà tự học.
Phương châm của em là phải tự tạo hứng thú để thích học và kiên nhẫn tự suy nghĩ. Để nắm chắc kiến thức, em đã phân loại từng dạng bài, đâu là kiến thức đơn giản, phức tạp hay nâng cao để có phương pháp học cho phù hợp. Với các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hoá em rất say mê với việc tìm tòi những điều hay, thú vị trong từng bài học.
Trong căn nhà đơn sơ, bà Bùi Thị Tĩnh, mẹ của Đích nghẹn ngào kể về những năm tháng đã qua với bao nỗi nhọc nhằn.
Từ khi biết điểm thi của con, gương mặt khắc khổ của bà luôn rạng rỡ niềm vui, bởi từ đây bà được bù đắp một điều vô giá mà đứa con côi cút mang lại: "Nghe tin con đỗ đại học tôi vui lắm, nhưng chưa hết lo vì còn cả chặng đường phía trước. Là mẹ, chỉ mong con thành đạt trong cuộc đời, dù có vất vả mấy thì cũng sẽ cố gắng vượt qua cho con ăn học."
Đáp lại công lao hy sinh của mẹ, sự quan tâm của thày cô và bạn bè, cậu học trò mò côi trường quê đã nỗ lực từng ngày để hôm nay gặt hái thành công bước đầu. Đích tâm sự: "Em rất vui vì đỗ Học viện Kỹ thuật Quân sự, trước khi đăng ký thi em được thày cô khuyên nên thi trường này để không phải đóng học phí, mẹ sẽ đỡ vất vả hơn. Em sẽ cố gắng để vươn lên để mẹ và mọi người không phải buồn vì em."
Đây là năm thứ 3 liên tiếp, tỉnh Hưng Yên có học sinh đỗ thủ khoa Học viện Kỹ thuật Quân sự. Trước đó, năm 2010, em Phạm Sơn Tùng, học sinh trường Trung học phổ thông Trưng Vương (Văn Lâm), đỗ thủ khoa hệ dân sự với 29 điểm (Toán 9,75 điểm; Lý 9,75 điểm; Hoá 9,5 điểm). Năm 2011, em Lưu Văn Sáng quê ở Tiên Lữ cũng giành ngôi thủ khoa hệ dân sự với 27 điểm./.
Mai Ngoan (TTXVN)