Bình Thuận: Bảo tồn và phát huy Lễ hội cầu ngư ở vạn Thủy Tú

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã phê duyệt đề án Bảo tồn và phát huy Lễ hội Cầu ngư ở vạn Thủy Tú, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, hướng tới đưa lễ hội trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Bình Thuận: Bảo tồn và phát huy Lễ hội cầu ngư ở vạn Thủy Tú ảnh 1Đại diện Ban quản lý khu di tích cho biết ngư dân dựng nên Dinh Vạn Thủy Tú vào năm 1762. Theo quan niệm của ngư dân, cá ông sẽ tựa vào thuyền, cản sóng lớn giúp họ vào bờ an toàn. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Việc bảo tồn và phát huy bền vững giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của Lễ hội Cầu ngư ở vạn Thủy Tú về lâu dài không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh của người dân địa phương mà còn hướng tới đưa lễ hội trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn có sức thu hút du khách trong, ngoài nước; từng bước góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của các cấp chính quyền và nhân dân trong công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Phục dựng lễ hội cầu Ngư

Từ năm 2022, Lễ hội Cầu ngư chính mùa hàng năm sẽ diễn ra vào tháng 6 Âm lịch tại vạn Thủy Tú và các tuyến đường xung quanh khu vực vạn, cảng cá Phan Thiết, khu vực Hòn Lao, trên sông Cà Ty… Ủy ban Nhân dân thành phố Phan Thiết sẽ là đơn vị chủ trì tổ chức Lễ hội Cầu ngư.

Đây là một trong những nội dung của đề án Bảo tồn và phát huy Lễ hội Cầu ngư ở vạn Thủy Tú, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết vừa được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận phê duyệt.

Đề án nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa truyền thống đặc sắc của ngư dân vùng biển phục vụ phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương.

Việc bảo tồn và phát huy bền vững giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của Lễ hội Cầu ngư ở vạn Thủy Tú về lâu dài không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh của người dân địa phương mà còn hướng tới đưa lễ hội trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn có sức thu hút du khách trong, ngoài nước; từng bước góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của các cấp chính quyền và nhân dân trong công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Theo đề án, ở phần lễ, Ủy ban Nhân dân thành phố Phan Thiết sẽ phân công các đơn vị phối hợp với Ban Quản lý di tích vạn tổ chức; trong đó duy trì nghi lễ Nghinh Ông Sanh ngoài biển Hòn Lao về vạn theo nghi thức truyền thống vốn có - đây là nghi lễ chính, điểm nhấn có sức thu hút người dân địa phương và du khách tham gia.

Để đảm bảo lễ hội diễn ra an toàn, thành phố Phan Thiết tăng cường sự phối hợp với các ngành chức năng quản lý, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ trong việc tổ chức Lễ hội Cầu ngư tại vạn Thủy Tú, trong đó chú trọng công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông cho người dân và du khách đến thăm quan, bái tế tại lễ hội.

Đồng thời, thời gian tới, thành phố tăng cường các hình thức tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về ý nghĩa, giá trị và nét đặc sắc của tín ngưỡng thờ cúng Cá Ông và Lễ hội Cầu ngư trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp với các công ty lữ hành, du lịch để quảng bá và đưa Lễ hội Cầu ngư vào chương trình tour; tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch để thu hút du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, khám phá nét đặc sắc của lễ hội.

Lễ hội Cầu ngư Vạn Thủy Tú

Vạn Thủy Tú, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận được tạo dựng vào năm Nhâm Ngọ (1762), là ngôi vạn được ra đời sớm, có quy mô, kiến trúc bề thế so với các lăng vạn khác ở Bình Thuận.

Cũng như những lăng vạn khác, nơi đây thờ phụng cá Ông (cá Voi), các vị Hải Thần, Thủy tổ nghề biển và là thiết chế văn hóa truyền thống, tín ngưỡng ngư nghiệp của ngư dân ven biển vùng đất Phan Thiết.

Hiện nay, tại vạn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn trên 100 bộ xương cốt Ông, trong đó có hàng chục bộ xương lớn với niên đại trên 250 năm, thể hiện lòng tôn kính của các thế hệ ngư dân làng Thủy Tú đối với “Ông”.

Đặc biệt, vạn còn lưu giữ bộ xương cá Ông có xương hàm dài 2,7m, rộng 1m; xương sườn dài 1,4m; xương sọ dài 2,28m, cao 1,12m và toàn thân dài 22m, nặng khoảng 64 tấn.

Bộ xương cá Ông này đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Phan Thiết đầu tư kinh phí và phối hợp với Viện Hải dương học Nha Trang nghiên cứu lắp ráp nguyên trạng, xây dựng Nhà Trưng bày giới thiệu cho du khách trong khuôn viên vạn Thủy Tú từ năm 2003 đến nay; năm 2005, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập đây là bộ xương cá Voi lớn nhất Việt Nam.

Bình Thuận: Bảo tồn và phát huy Lễ hội cầu ngư ở vạn Thủy Tú ảnh 2Vì cá ông này quá lớn nên ban đầu không thể kiểm tra cân nặng. Đến năm 2003, Viện Hải dương học Nha Trang và một doanh nghiệp đã thực hiện phục chế và lắp ráp bộ xương. Họ thực hiện tính toán khoa học để từ kích thước xương quai hàm mà suy ra khối lượng 65 tấn. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Tại vạn Thủy Tú hàng năm diễn ra 3 kỳ lễ hội chính, cụ thể: Lễ hội Cầu ngư đầu mùa diễn ra vào ngày 20 tháng Tư Âm lịch; Lễ hội Cầu ngư chính mùa diễn ra vào ngày 19-22 tháng Sáu Âm lịch (trong đó, tổ chức lễ hội Cầu ngư theo nghi thức Đại lễ là quan trọng nhất, định kỳ 3 năm đáo lệ cúng chay một lần); Lễ hội Cầu ngư mãn mùa diễn ra vào ngày 23 tháng Tám Âm lịch.
Lễ hội Cầu ngư chính mùa được xem là lễ hội biểu hiện đầy đủ các giá trị về bản sắc, nét đặc trưng của lễ hội văn hóa miền biển, với đầy đủ các nghi thức lễ, các thành phần tham gia thực hành nghi lễ, lễ vật dâng tế, diễn ra trong thời gian 3 ngày và nếu có tổ chức hát Bội thì kéo dài khoảng 5 ngày.

Còn lễ hội Cầu ngư đầu mùa và lễ hội Cầu ngư mãn mùa được thực hiện đơn giản hơn, thành phần tham gia thực hành lễ hội ít hơn và chủ yếu là Ban Nghi lễ gồm Chánh bái, Bồi bái và Chấp sự tham gia thực hiện các nghi lễ cúng tế Thần Nam Hải, tưởng nhớ các bậc Tiền hiền có công với làng.

Về lễ hội Cầu ngư chính mùa, trước khi diễn ra lễ hội, cộng đồng cư dân thực hiện nghi lễ Trần thiết, quét dọn, lau chùi, trang trí vạn…, bày lễ vật lên các khám thờ và dâng hương khấn báo Thần Nam Hải và tổ tiên, ông bà linh ứng chứng giám và cho phép dân làng được tổ chức lễ hội Cầu ngư theo tập tục truyền thống.

Nghi lễ Nghệ sắc được xem như nghi thức mở đầu của lễ hội Cầu ngư chính mùa diễn ra vào 5 giờ sáng ngày 19 tháng Sáu Âm lịch với sự tham gia của Ban Nghi lễ, Ban Phụng sự lễ hội, đội nhạc lễ, các vị hào lão trong vạn cùng đông đảo dân làng tại Chính điện.

Ông Chánh bái, Bồi bái và Trưởng vạn đứng trước khám thờ Ông Nam Hải, khấn báo và cầu xin Ông cho phép bổn vạn được thỉnh 24 sắc Thần (sắc phong của các nhà Vua triều Nguyễn ban cho Ông Nam Hải và các vị thần linh). Các hộp sắc phong được đưa từ trên cao phía sau khám xuống đặt trước khám thờ Ông Nam Hải. Ông Trưởng vạn là người mở hộp sắc đầu tiên, tiếp đó là Chánh bái, Bồi bái và những người trong Ban Nghi lễ lần lượt mở các hộp sắc còn lại.

Việc mở các hộp sắc phong chỉ mang tính nghi thức, được thực hiện hết sức nhẹ nhàng và cẩn trọng, sau đó được đặt trở lại vào hộp và bọc lớp vải nhung đỏ như ban đầu. Tiếp đó Ban Nghi lễ lần lượt đặt các hộp sắc phong lên các khám thờ (sắc phong của vị Thần nào được đặt lên đúng khám thờ của vị Thần đó).

Sau lễ Nghệ sắc là nghi lễ cung nghinh Ông Sanh Thủy lục, nghi lễ nghinh rước Thần Nam Hải (cá Voi) từ biển khơi về vạn để chứng giám và thụ hưởng lễ hội. Đây là nghi lễ được thực hiện long trọng và quy mô nhất trong lễ hội Cầu ngư chính mùa. Trong nghi thức này, vạn phải tổ chức một đoàn thuyền lễ, trên có cờ, lọng, hương án, chiêng, trống, đội nhạc lễ và đội chèo Bả trạo ra khơi làm lễ để nghinh rước linh hồn Ông Nam Hải từ biển khơi về vạn chứng giám, hưởng lễ và phù hộ độ trì cho những người lao động trên biển có một mùa cá bội thu, tránh tai nạn rủi ro hướng tới cuộc sống no ấm và sung túc.

Đoàn lễ đi bộ từ vạn xuống bến cảng, không đánh chiêng trống, chơi nhạc cổ và múa hát chèo Bả trạo. Toàn bộ những người trong đoàn lễ lên thuyền lễ chính để ra khơi, các ghe thuyền còn lại chở bà con ngư dân ở vạn Thủy Tú và các lăng vạn khác hộ tống thuyền lễ chính ra khơi làm lễ cung thỉnh Ông Nam Hải về vạn.

Đoàn lễ ra cách bờ khoảng 2-3km, đến vùng biển lặng sóng êm thì dừng lại để thực hiện nghi lễ cung nghinh Ông Sanh Thủy lục. Ông Chánh bái dâng hương đèn lên hương án, các khí cụ lần lượt được gióng lên từng hồi theo trình tự, đội chèo Bả trạo vác mái chèo đứng hầu ở hai bên mạn thuyền lễ. Lễ nghinh Ông Sanh do một Nhà sư làm chủ lễ và 2 ông Chánh bái, Bồi bái làm phụ lễ, thỉnh cầu Ông Nam Hải từ biển khơi về chứng giám, hưởng lễ; các thuyền khác giãn ra xung quanh để hầu lễ.

Đại diện Ban Nghi lễ đọc văn tế cung nghinh Ông Nam Hải và các vị Thủy Thần ngoài biển, sau văn tế được hóa và rải xuống biển. Lúc này đội Bả trạo vừa hát vừa diễn xướng mái chèo theo các làn điệu dân gian tạo nên một không khí hồ hởi, vui tươi và nhộn nhịp để đón chào và cung thỉnh Ông Nam Hải.

Đoàn thuyền lễ nhổ neo tiếp tục lướt sóng ra khơi thêm một đoạn nữa, đội Bả trạo liên tục diễn xướng những làn điệu dân gian truyền thống để cung nghinh Ông về vạn. Theo các lão ngư ở Phan Thiết, trước chiến tranh, trong nghi thức tổ chức tàu thuyền ra khơi cung nghinh Ông Sanh thường có rất nhiều Ông (cá Voi) tập trung tề tựu quanh thuyền lễ chứng giám và theo về tận bờ như thấu hiểu được tấm lòng thành kính và nỗi ước ao của người dân lao động biển.

Đoàn lễ cung nghinh Ông Sanh trở về vạn, vào đến cổng chính, đội Bả trạo trong tư thế quỳ để diễn xướng các vũ điệu và hát thỉnh mời Ông vào vạn. Đoàn lễ thỉnh hương án Ông vào gian trưng bày bộ xương cá Ông lớn nhất ở phía trước vạn Thủy Tú, đội Bả trạo tiếp tục thực hiện các vũ điệu trong tư thế ngồi chèo, đứng chèo và di chuyển xung quanh bộ xương cốt Ông ở gian trưng bày. Hương án Ông đưa trở về khám thờ yên vị trong Chính điện, đội Bả trạo tiếp tục diễn xướng, hát múa ngay trước Chính điện với những làn điệu vô cùng độc đáo, phong phú và hấp dẫn để mừng Ông. Đội Bả trạo hát múa, chèo hầu mừng khoảng nửa giờ là kết thúc, đến đây nghi lễ cung thỉnh Ông Sanh Thủy lục coi như đã hoàn tất. Tuy nhiên, nghi thức thỉnh ông Sanh ngoài biển lâu nay ít thực hiện, thay vào đó chỉ tổ chức đoàn lễ ra bờ biển thực hiện nghi thức rồi quay về vạn.

Lễ hội Cầu ngư phản ánh đặc trưng của tín ngưỡng ngư nghiệp, thể hiện khát vọng chính đáng của ngư dân cầu mong cho hoạt động kinh tế biển bình an và được mùa; lòng biết ơn biển, trong đó cá Ông và các vị hải thần đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, là chỗ dựa để họ đặt niềm tin và an tâm khi lao động trên biển. Giá trị của lễ hội hướng về cội nguồn, duy trì phong tục tập quán truyền thống, bảo tồn và phát huy nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của cộng đồng ngư dân các làng chài.

Lễ hội Cầu ngư vừa là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh gắn với hoạt động ngư nghiệp của ngư dân, vừa là nơi lưu giữ phát huy giá trị nghệ thuật trình diễn dân gian, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần trước cuộc sống lao động vất vả, mệt nhọc, đầy hiểm nguy trên biển cả bao la.

Lễ hội cũng là nơi cố kết cộng đồng, tinh thần hòa hợp và niềm tin tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cá Ông; nơi biểu hiện mạnh mẽ với ý thức về tinh thần đoàn kết, để mọi người trong cộng đồng hướng về cội nguồn lịch sử, văn hóa truyền thống, tổ tiên, tưởng nhớ công ơn những người đã có công khai phá đất đai, lập làng và xây dựng lăng vạn. Lễ hội góp phần thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh; là nơi để những người cùng chung ngành nghề, sinh kế có dịp gặp gỡ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong nghề nghiệp, củng cố tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn, gặp bất trắc khi đang lao động trên biển và chia sẻ vui buồn trong cuộc sống; thể hiện vai trò giáo dục về nhân cách, đạo đức, tâm hồn và truyền thống văn hóa dân tộc.

Với giá trị tiêu biểu, Lễ hội Cầu ngư ở Vạn Thủy Tú được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 4614/QĐ-BVHTTDL ngày 20/12/2019./.

Dinh Vạn Thủy Tú là khu di tích cấp quốc gia tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đây là nơi gìn giữ giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ thần Nam Hải hay cá ông/cá voi của ngư dân Bình Thuận đồng thời lưu trữ trên 100 bộ xương cá voi lớn nhỏ. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Dinh Vạn Thủy Tú là khu di tích cấp quốc gia tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đây là nơi gìn giữ giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ thần Nam Hải hay cá ông/cá voi của ngư dân Bình Thuận đồng thời lưu trữ trên 100 bộ xương cá voi lớn nhỏ. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Đại diện Ban quản lý khu di tích cho biết ngư dân dựng nên Dinh Vạn Thủy Tú vào năm 1762. Theo quan niệm của ngư dân, cá ông sẽ tựa vào thuyền, cản sóng lớn giúp họ vào bờ an toàn. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Đại diện Ban quản lý khu di tích cho biết ngư dân dựng nên Dinh Vạn Thủy Tú vào năm 1762. Theo quan niệm của ngư dân, cá ông sẽ tựa vào thuyền, cản sóng lớn giúp họ vào bờ an toàn. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Hơn 100 năm về trước, làng chài Thủy Tú trở thành nơi yên nghỉ của một cá voi rất lớn, dài tới 22 mét. Người dân làm lễ, cúng bái rồi chôn cất ''ông'' trên bờ biển, chờ nhiều năm đến khi rã hết phần mềm, chỉ còn bộ xương thì đem vào lưu trữ trong Dinh. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Hơn 100 năm về trước, làng chài Thủy Tú trở thành nơi yên nghỉ của một cá voi rất lớn, dài tới 22 mét. Người dân làm lễ, cúng bái rồi chôn cất ''ông'' trên bờ biển, chờ nhiều năm đến khi rã hết phần mềm, chỉ còn bộ xương thì đem vào lưu trữ trong Dinh. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Vì cá ông này quá lớn nên ban đầu không thể kiểm tra cân nặng. Đến năm 2003, Viện Hải dương học Nha Trang và một doanh nghiệp đã thực hiện phục chế và lắp ráp bộ xương. Họ thực hiện tính toán khoa học để từ kích thước xương quai hàm mà suy ra khối lượng 65 tấn. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Vì cá ông này quá lớn nên ban đầu không thể kiểm tra cân nặng. Đến năm 2003, Viện Hải dương học Nha Trang và một doanh nghiệp đã thực hiện phục chế và lắp ráp bộ xương. Họ thực hiện tính toán khoa học để từ kích thước xương quai hàm mà suy ra khối lượng 65 tấn. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Với kích thước khổng lồ như vậy, nếu khách tham quan đứng trong nhà trưng bày thì không thể nhìn thấy toàn thể bộ cốt. Để làm được việc đó, người ta phải xem ảnh chụp bộ xương bằng một góc máy rộng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Với kích thước khổng lồ như vậy, nếu khách tham quan đứng trong nhà trưng bày thì không thể nhìn thấy toàn thể bộ cốt. Để làm được việc đó, người ta phải xem ảnh chụp bộ xương bằng một góc máy rộng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Các khung inox kiên cố giữ cho các khúc xương cố định giúp tái tạo đúng cấu trúc, vị trí trong cơ thể của cá ông khi xưa.(Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Các khung inox kiên cố giữ cho các khúc xương cố định giúp tái tạo đúng cấu trúc, vị trí trong cơ thể của cá ông khi xưa.(Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Từ góc phòng có thể thấy phần xương sống lưng của cá ông dài như thế nào. Từng đốt xương cũng có kích thước lớn, có thể dễ dàng thấy những lỗ sâu trên xương do bị phân hủy ít nhiều trước đây. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Từ góc phòng có thể thấy phần xương sống lưng của cá ông dài như thế nào. Từng đốt xương cũng có kích thước lớn, có thể dễ dàng thấy những lỗ sâu trên xương do bị phân hủy ít nhiều trước đây. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Các đốt xương sống. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Các đốt xương sống. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Lần lượt xương quai hàm, đầu xương, xương vây, các đốt xương sống... tạo thành bộ cốt gần như hoàn chỉnh kéo dài từ đầu đến cuối gian trưng bày dài gần 30m. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Lần lượt xương quai hàm, đầu xương, xương vây, các đốt xương sống... tạo thành bộ cốt gần như hoàn chỉnh kéo dài từ đầu đến cuối gian trưng bày dài gần 30m. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Ở đầu bộ cốt là một chiếc lục lộ để nghinh mỗi dịp lễ hội. Hàng năm, người dân tại vạn chài này vẫn tổ chức ba lễ hội vào ngày 20 các tháng Hai, tháng Tư và tháng Sáu Âm lịch, ứng với: Lễ tế xuân đầu năm, Lễ cầu ngư đầu mùa (cầu cho mùa đánh bắt thuận lợi và Lễ cầu ngư chính mùa. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Ở đầu bộ cốt là một chiếc lục lộ để nghinh mỗi dịp lễ hội. Hàng năm, người dân tại vạn chài này vẫn tổ chức ba lễ hội vào ngày 20 các tháng Hai, tháng Tư và tháng Sáu Âm lịch, ứng với: Lễ tế xuân đầu năm, Lễ cầu ngư đầu mùa (cầu cho mùa đánh bắt thuận lợi và Lễ cầu ngư chính mùa. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Trong khuôn viên của Dinh còn có một khoảng đất gọi là Ngọc Lân Thánh Địa, bên trong chôn cất ba cá ông nhỏ, có chiều dài chỉ khoảng một sải tay người trưởng thành. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Trong khuôn viên của Dinh còn có một khoảng đất gọi là Ngọc Lân Thánh Địa, bên trong chôn cất ba cá ông nhỏ, có chiều dài chỉ khoảng một sải tay người trưởng thành. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Theo những người làm công quả tại đây khi cá ông ''lụy bờ'' (chết dạt vào bờ), người dân sẽ lên hương cúng vái rồi khâm liệm trang trọng bằng vải đỏ. Nếu là cá ông lớn thì chôn ngoài biển để tránh ô nhiễm đất, sau vài năm sẽ đưa cốt vào lưu trữ trong Dinh. Nếu là cá ông nhỏ thì rửa bằng rượu, phơi cho hết mùi hôi rồi chôn trong Ngọc Lân Thánh Địa. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Theo những người làm công quả tại đây khi cá ông ''lụy bờ'' (chết dạt vào bờ), người dân sẽ lên hương cúng vái rồi khâm liệm trang trọng bằng vải đỏ. Nếu là cá ông lớn thì chôn ngoài biển để tránh ô nhiễm đất, sau vài năm sẽ đưa cốt vào lưu trữ trong Dinh. Nếu là cá ông nhỏ thì rửa bằng rượu, phơi cho hết mùi hôi rồi chôn trong Ngọc Lân Thánh Địa. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Các tấm bia mộ được thiết kế trang nghiêm như cho người, trên đó ghi tên ''Ông Chuông," Bà Chuông," ''Ông Kiềm," "Bà Kiềm'' tùy theo giới tính của cá ông. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Các tấm bia mộ được thiết kế trang nghiêm như cho người, trên đó ghi tên ''Ông Chuông," Bà Chuông," ''Ông Kiềm," "Bà Kiềm'' tùy theo giới tính của cá ông. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Trước khi đặt cá ông xuống, người dân sẽ rải một lớp bê tông trắng, sau khi chôn thì kiên cố bằng gạch ngói phía trên. Hiện ở bờ biển của vạn chài Bình An, Mũi Né đang chôn một xác cá ông nặng khoảng 10-15 tấn sau khi lụy bờ vào giữa năm 2019. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Trước khi đặt cá ông xuống, người dân sẽ rải một lớp bê tông trắng, sau khi chôn thì kiên cố bằng gạch ngói phía trên. Hiện ở bờ biển của vạn chài Bình An, Mũi Né đang chôn một xác cá ông nặng khoảng 10-15 tấn sau khi lụy bờ vào giữa năm 2019. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Trong gian nhà chính là ban thờ các vị thần linh cai quản biển cả và ba thế hệ ngư dân đã xây dựng dinh. Cá ông cũng được hình tượng hóa thành người, đặt trên ban để thờ cúng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Trong gian nhà chính là ban thờ các vị thần linh cai quản biển cả và ba thế hệ ngư dân đã xây dựng dinh. Cá ông cũng được hình tượng hóa thành người, đặt trên ban để thờ cúng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Phía sau khu thờ tự chính là tẩm, hay được gọi là bảo tàng chứa hơn 100 bộ cốt cá ông. Từ ngoài, khách tham quan có thể thấy loạt xương quai hàm được dựng dựa vào tường, các hộp sọ cá nhỏ và các đốt xương sống được chất trên đất hoặc kệ cao hơn. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Phía sau khu thờ tự chính là tẩm, hay được gọi là bảo tàng chứa hơn 100 bộ cốt cá ông. Từ ngoài, khách tham quan có thể thấy loạt xương quai hàm được dựng dựa vào tường, các hộp sọ cá nhỏ và các đốt xương sống được chất trên đất hoặc kệ cao hơn. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Dễ nhận thấy đa số các khúc xương đều nguyên vẹn, dù một số đã bị mòn, gãy nhưng vẫn được lưu trữ ở điều kiện đủ tốt để khách tham quan có dịp chiêm ngưỡng và tìm hiểu về cá ông. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Dễ nhận thấy đa số các khúc xương đều nguyên vẹn, dù một số đã bị mòn, gãy nhưng vẫn được lưu trữ ở điều kiện đủ tốt để khách tham quan có dịp chiêm ngưỡng và tìm hiểu về cá ông. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Nhờ giá trị văn hóa đậm đà và đặc sắc, Dinh Vạn Thủy Tú đã nhận 24 sắc phong từ thời nhà Nguyễn, nhiều công nhận của Hội Kỷ lục Việt Nam và bằng khen, giấy chứng nhận từ nhà nước. Năm 2019, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chứng nhận lễ hội Cầu ngư ở Vạn Thủy Tú là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Nhờ giá trị văn hóa đậm đà và đặc sắc, Dinh Vạn Thủy Tú đã nhận 24 sắc phong từ thời nhà Nguyễn, nhiều công nhận của Hội Kỷ lục Việt Nam và bằng khen, giấy chứng nhận từ nhà nước. Năm 2019, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chứng nhận lễ hội Cầu ngư ở Vạn Thủy Tú là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục