Chính phủ Bolivia đang xem xét khả năng trục xuất các đại sứ của Pháp, Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha sau vụ các nước này rút phép bay qua không phận hoặc hạ cánh tiếp nhiên liệu đối với chuyên cơ của Tổng thống Evo Morales đầu tháng này.
Tại cuộc họp báo ở Phủ tổng thống ở thủ đô La Paz ngày 19/7, Tổng thống Morales cho biết quyết định trục xuất vẫn đang được xem xét và nên được đưa ra trên cơ sở phối hợp với các nước thành viên Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh các nước Nam Mỹ (Unasur).
Nhà lãnh đạo cánh tả này cho biết Ngoại trưởng Bolivia, David Choquehuanca, đang tiếp xúc với một số người đồng cấp và vào thời điểm thích hợp các ngoại trưởng sẽ đưa ra quan điểm chung mà các nước Nam Mỹ sẽ đưa ra.
Trước đó, một số tổ chức xã hội Bolivia đã đề nghị Tổng thống Morales trục xuất đại sứ của các nước châu Âu trên nếu không đưa giải thích thuyết phục về vụ việc vi phạm luật pháp quốc tế và đe dọa tính mạng của ông Morales.
Tây Ban Nha, Italy và Pháp đều đã đưa ra lời xin lỗi nhưng lại không chính thức lý giải cho hành động của họ theo như yêu cầu của Bolivia. [Bolivia cảnh báo sẽ xem xét lại các hiệp ước quốc tế]
Theo kênh truyền hình Mỹ Latinh Telesur, máy bay của Tổng thống Bolivia cất cánh từ Mátxcơva vào tối hôm thứ ba, ngày 2/7 và nhiều nước phương Tây đã lo ngại có thể Snowden đã có mặt trên máy bay chở ông Morales sau khi chính quyền La Paz ngỏ ý có thể cho cựu nhân viên kỹ thuật thuộc tình báo Mỹ này tị nạn.
Máy bay của Tổng thống Bolivia mang số hiệu FAB-001 đã phải thực hiện hạ cánh ngoài kế hoạch xuống sân bay Vienna (Áo).
Theo Itar-Tass, chính quyền Pháp và Bồ Đào Nha đã cấm máy bay của Tổng thống Bolivia Evo Morales bay qua không phận của hai nước này do lo ngại cho Snowden trên chuyến bay.
Bộ trưởng Quốc phòng Bolivia Ruben Saavedra cho hay Italy cũng tiến hành đóng cửa không phận khiến máy bay chở ông Morales không còn lựa chọn nào khác ngoài sân bay ở Áo.
Hành động trên đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước Mỹ Latinh. Unasur, Mercosur và Liên minh Bolívar cho các dân tộc châu Mỹ (Alba) đã lên án hành vi trên vì vi phạm luật pháp quốc tế, chủ quyền của Bolivia và quyền miễn trừ của Tổng thống Morales.
Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 45 của Mercosur cuối tuần trước, các tổng thống của Argentina, Brazil, Uruguay và Venezuela đã nhất trí triệu hồi các đại sứ tại Tây Ban Nha, Pháp, Italy và Bồ Đào Nha để phản đối, đồng thời triệu đại sứ bốn nước châu Âu lên để yêu cầu giải thích vụ việc.
Tuyên bố của hội nghị nêu rõ thái độ của các quốc gia châu Âu trên là một sự xúc phạm không chỉ đối với Bolivia - quốc gia đang trong quá trình gia nhập Mercosur trong cương vị thành viên chính thức - mà còn đối với toàn bộ khối. Mercosur yêu cầu các nước châu Âu liên quan phải giải thích và xin lỗi Chính phủ Bolivia.
Cho đến nay, Pháp và Tây Ban Nha đã xin lỗi, trong khi Bồ Đào Nha và Italy đã có công hàm giải thích vụ việc. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Choquehuanca cho rằng những giải thích của hai nước này là không thỏa đáng. Ông cũng khẳng định các lời xin lỗi của Pháp và Tây Ban Nha là “chưa đủ” và ông yêu cầu các nước này phải xác định và trừng phạt những người có trách nhiệm./.
Tại cuộc họp báo ở Phủ tổng thống ở thủ đô La Paz ngày 19/7, Tổng thống Morales cho biết quyết định trục xuất vẫn đang được xem xét và nên được đưa ra trên cơ sở phối hợp với các nước thành viên Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh các nước Nam Mỹ (Unasur).
Nhà lãnh đạo cánh tả này cho biết Ngoại trưởng Bolivia, David Choquehuanca, đang tiếp xúc với một số người đồng cấp và vào thời điểm thích hợp các ngoại trưởng sẽ đưa ra quan điểm chung mà các nước Nam Mỹ sẽ đưa ra.
Trước đó, một số tổ chức xã hội Bolivia đã đề nghị Tổng thống Morales trục xuất đại sứ của các nước châu Âu trên nếu không đưa giải thích thuyết phục về vụ việc vi phạm luật pháp quốc tế và đe dọa tính mạng của ông Morales.
Tây Ban Nha, Italy và Pháp đều đã đưa ra lời xin lỗi nhưng lại không chính thức lý giải cho hành động của họ theo như yêu cầu của Bolivia. [Bolivia cảnh báo sẽ xem xét lại các hiệp ước quốc tế]
Theo kênh truyền hình Mỹ Latinh Telesur, máy bay của Tổng thống Bolivia cất cánh từ Mátxcơva vào tối hôm thứ ba, ngày 2/7 và nhiều nước phương Tây đã lo ngại có thể Snowden đã có mặt trên máy bay chở ông Morales sau khi chính quyền La Paz ngỏ ý có thể cho cựu nhân viên kỹ thuật thuộc tình báo Mỹ này tị nạn.
Máy bay của Tổng thống Bolivia mang số hiệu FAB-001 đã phải thực hiện hạ cánh ngoài kế hoạch xuống sân bay Vienna (Áo).
Theo Itar-Tass, chính quyền Pháp và Bồ Đào Nha đã cấm máy bay của Tổng thống Bolivia Evo Morales bay qua không phận của hai nước này do lo ngại cho Snowden trên chuyến bay.
Bộ trưởng Quốc phòng Bolivia Ruben Saavedra cho hay Italy cũng tiến hành đóng cửa không phận khiến máy bay chở ông Morales không còn lựa chọn nào khác ngoài sân bay ở Áo.
Hành động trên đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước Mỹ Latinh. Unasur, Mercosur và Liên minh Bolívar cho các dân tộc châu Mỹ (Alba) đã lên án hành vi trên vì vi phạm luật pháp quốc tế, chủ quyền của Bolivia và quyền miễn trừ của Tổng thống Morales.
Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 45 của Mercosur cuối tuần trước, các tổng thống của Argentina, Brazil, Uruguay và Venezuela đã nhất trí triệu hồi các đại sứ tại Tây Ban Nha, Pháp, Italy và Bồ Đào Nha để phản đối, đồng thời triệu đại sứ bốn nước châu Âu lên để yêu cầu giải thích vụ việc.
Tuyên bố của hội nghị nêu rõ thái độ của các quốc gia châu Âu trên là một sự xúc phạm không chỉ đối với Bolivia - quốc gia đang trong quá trình gia nhập Mercosur trong cương vị thành viên chính thức - mà còn đối với toàn bộ khối. Mercosur yêu cầu các nước châu Âu liên quan phải giải thích và xin lỗi Chính phủ Bolivia.
Cho đến nay, Pháp và Tây Ban Nha đã xin lỗi, trong khi Bồ Đào Nha và Italy đã có công hàm giải thích vụ việc. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Choquehuanca cho rằng những giải thích của hai nước này là không thỏa đáng. Ông cũng khẳng định các lời xin lỗi của Pháp và Tây Ban Nha là “chưa đủ” và ông yêu cầu các nước này phải xác định và trừng phạt những người có trách nhiệm./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)