Ngày 19/9, các quan chức Mỹ đã chính thức "báo tử" giếng dầu bị vỡ của Tập đoàn năng lượng Anh BP trên Vịnh Mexico, năm tháng sau khi xảy ra vụ nổ gây sập giàn khoan Deepwater Horizon.
Vụ sập giàn khoan Deepwater Horizon khiến giếng dầu Macondo "phun trào" không kiểm soát, gây ra thảm họa môi trường thuộc loại lớn nhất và tốn kém nhất trong lịch sử thế giới.
Phát biểu trước báo giới, Đô đốc Thad Allen, quan chức Mỹ phụ trách giám sát quá trình khắc phục sự cố tràn dầu tại Vịnh Mexico, cho biết hoạt động nhằm cắt và hàn lỗ khoan dưới đáy biển sâu đã hoàn tất thành công.
Ông Allen cũng khẳng định Cục Quản lý năng lượng biển thuộc Bộ Nội vụ Mỹ đã xác nhận thành công này và tuyên bố giếng dầu Macondo 252 trên thực tế đã "chết."
Từ đầu tháng Tám đến nay, sau nhiều nỗ lực, BP đã thành công trong việc bịt vĩnh viễn miệng giếng dầu bằng bêtông và thử nghiệm áp suất cuối cùng lúc 5 giờ 54 sáng 19/9 và khẳng định biện pháp trên đã thành công.
Phát biểu ngay sau khi Bộ Nội vụ Mỹ xác nhận nguồn tin trên, Tổng thống Barack Obama đã bày tỏ sự vui mừng và cho đó là một cột mốc quan trọng trong quá trình khắc phục sự cố của BP.
Người đứng đầu Nhà Trắng nhấn mạnh, chính quyền Mỹ cam kết sẽ làm tất cả mọi việc có thể để đảm bảo môi trường biển tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu được hồi phục.
Ông Obama cho biết: "Quá trình này sẽ không dễ dàng nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với người dân bị tác động của thảm họa để tái xây dựng cơ nghiệp của họ và khôi phục môi trường sống nơi đây."
Cùng ngày, BP thông báo hãng này đã bỏ ra tới 9,5 tỷ USD cho công tác khắc phục sự cố dầu tràn, vượt xa so với con số trước đó là 8 tỷ USD.
Số tiền trên được chi cho công tác đối phó với thảm họa tràn dầu, biện pháp ngăn chặn, bịt miệng giếng bằng bêtông, trợ cấp cho các bang của Mỹ bị ảnh hưởng, chi trả bảo hiểm...
Theo các nhà phân tích, dự kiến tổng chi phí của BP sau thảm họa này có thể lên tới 32,2 tỷ USD. Ngoài ra, BP đang đứng trước "núi" đơn kiện từ những cá nhân, nghiệp đoàn bị thiệt hại bởi thảm họa tràn dầu này.
Giếng dầu Macondo của BP đã "phun trào" sau vụ nổ gây sập giàn khoan Deepwater Horizon trung tuần tháng Tư năm nay, làm 11 người chết và ít nhất 4,9 triệu thùng dầu bị tràn ra biển./.
Vụ sập giàn khoan Deepwater Horizon khiến giếng dầu Macondo "phun trào" không kiểm soát, gây ra thảm họa môi trường thuộc loại lớn nhất và tốn kém nhất trong lịch sử thế giới.
Phát biểu trước báo giới, Đô đốc Thad Allen, quan chức Mỹ phụ trách giám sát quá trình khắc phục sự cố tràn dầu tại Vịnh Mexico, cho biết hoạt động nhằm cắt và hàn lỗ khoan dưới đáy biển sâu đã hoàn tất thành công.
Ông Allen cũng khẳng định Cục Quản lý năng lượng biển thuộc Bộ Nội vụ Mỹ đã xác nhận thành công này và tuyên bố giếng dầu Macondo 252 trên thực tế đã "chết."
Từ đầu tháng Tám đến nay, sau nhiều nỗ lực, BP đã thành công trong việc bịt vĩnh viễn miệng giếng dầu bằng bêtông và thử nghiệm áp suất cuối cùng lúc 5 giờ 54 sáng 19/9 và khẳng định biện pháp trên đã thành công.
Phát biểu ngay sau khi Bộ Nội vụ Mỹ xác nhận nguồn tin trên, Tổng thống Barack Obama đã bày tỏ sự vui mừng và cho đó là một cột mốc quan trọng trong quá trình khắc phục sự cố của BP.
Người đứng đầu Nhà Trắng nhấn mạnh, chính quyền Mỹ cam kết sẽ làm tất cả mọi việc có thể để đảm bảo môi trường biển tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu được hồi phục.
Ông Obama cho biết: "Quá trình này sẽ không dễ dàng nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với người dân bị tác động của thảm họa để tái xây dựng cơ nghiệp của họ và khôi phục môi trường sống nơi đây."
Cùng ngày, BP thông báo hãng này đã bỏ ra tới 9,5 tỷ USD cho công tác khắc phục sự cố dầu tràn, vượt xa so với con số trước đó là 8 tỷ USD.
Số tiền trên được chi cho công tác đối phó với thảm họa tràn dầu, biện pháp ngăn chặn, bịt miệng giếng bằng bêtông, trợ cấp cho các bang của Mỹ bị ảnh hưởng, chi trả bảo hiểm...
Theo các nhà phân tích, dự kiến tổng chi phí của BP sau thảm họa này có thể lên tới 32,2 tỷ USD. Ngoài ra, BP đang đứng trước "núi" đơn kiện từ những cá nhân, nghiệp đoàn bị thiệt hại bởi thảm họa tràn dầu này.
Giếng dầu Macondo của BP đã "phun trào" sau vụ nổ gây sập giàn khoan Deepwater Horizon trung tuần tháng Tư năm nay, làm 11 người chết và ít nhất 4,9 triệu thùng dầu bị tràn ra biển./.
(TTXVN/Vietnam+)