Chiều 28/11, Hội đồng Đại học Quốc gia Hà Nội đã thống nhất việc thành lập thêm hai trung tâm nghiên cứu và đào tạo mới gồm Trung tâm Hợp tác và Chuyển giao tri thức (Center for Knowledge Transfer) viết tắt là VNU-CKT và Trung tâm Nghiên cứu công nghệ Nano (Center for Nanotechnology and Energy Research) viết tắt là VNU-CNES.
Cả hai trung tâm này được dự kiến thành lập ngay trong năm nay, đặt trụ sở tại 144 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy và chính thức đi vào hoạt động vào nửa đầu năm 2012.
VNU-CKT có nhiệm vụ chuyển giao tri thức, sản phẩm khoa học và công nghệ từ Đại học quốc gia Hà Nội (Đại học Quốc gia Hà Nội) ra ngoài xã hội; đồng thời tiếp nhận, chuyển giao tri thức, sản phẩm khoa học và công nghệ từ ngoài xã hội vào Đại học Quốc gia Hà Nội mà các đơn vị khác trong Đại học Quốc gia Hà Nội chưa làm; hợp tác quốc tế với các tổ chức và trường đại học trên thế giới, đặc biệt các trường có mô hình trung tâm chuyển giao tri thức.
Trong đó, Trung tâm dự kiến sẽ hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để xây dựng hệ thống mô phỏng cho sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nội thực tập một số ngành tài chính - ngân hàng, y - dược, công nghệ thông tin. Trung tâm cũng sẽ tổ chức vườn ươm tri thức, khoa học và công nghệ nhằm đào tạo, bồi dưỡng những tài năng về khoa học, công nghệ.
VNU-CNES có 6 nhóm nhiệm vụ, trong đó đáng chú ý là Trung tâm sẽ tham gia tuyển chọn, đấu thầu và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu đa ngành, liên ngành theo hướng nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu chiến lược, chính sách về lĩnh vực công nghệ nano và năng lượng theo đơn đặt hàng hoặc theo yêu cầu của Đại học Quốc gia Hà Nội, của các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương.
Trung tâm cũng sẽ tổ chức và tham gia đào tạo sau đại học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành cho cán bộ trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội về công nghệ nano và năng lượng. Trung tâm cũng thực hiện trao đổi cán bộ, sinh viên với các đại học, Viện nghiên cứu có uy tín trên thế giới phục vụ nhu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trung tâm.
Với tư cách thành viên của Hội đồng, ông Nguyễn Thế Thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội khẳng định thành phố Hà Nội sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hai Trung tâm này phát huy tốt nhất vai trò tiềm năng của mình trong công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng. “Về lâu dài, thành phố sẽ có ký kết chính thức với Đại học Quốc gia Hà Nội với đích đến là chuyển các công trình nghiên cứu thành hiệu quả kinh tế xã hội trong cuộc sống, góp phần tăng sức cạnh tranh năng lực của Thủ đô"./.
Cả hai trung tâm này được dự kiến thành lập ngay trong năm nay, đặt trụ sở tại 144 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy và chính thức đi vào hoạt động vào nửa đầu năm 2012.
VNU-CKT có nhiệm vụ chuyển giao tri thức, sản phẩm khoa học và công nghệ từ Đại học quốc gia Hà Nội (Đại học Quốc gia Hà Nội) ra ngoài xã hội; đồng thời tiếp nhận, chuyển giao tri thức, sản phẩm khoa học và công nghệ từ ngoài xã hội vào Đại học Quốc gia Hà Nội mà các đơn vị khác trong Đại học Quốc gia Hà Nội chưa làm; hợp tác quốc tế với các tổ chức và trường đại học trên thế giới, đặc biệt các trường có mô hình trung tâm chuyển giao tri thức.
Trong đó, Trung tâm dự kiến sẽ hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để xây dựng hệ thống mô phỏng cho sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nội thực tập một số ngành tài chính - ngân hàng, y - dược, công nghệ thông tin. Trung tâm cũng sẽ tổ chức vườn ươm tri thức, khoa học và công nghệ nhằm đào tạo, bồi dưỡng những tài năng về khoa học, công nghệ.
VNU-CNES có 6 nhóm nhiệm vụ, trong đó đáng chú ý là Trung tâm sẽ tham gia tuyển chọn, đấu thầu và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu đa ngành, liên ngành theo hướng nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu chiến lược, chính sách về lĩnh vực công nghệ nano và năng lượng theo đơn đặt hàng hoặc theo yêu cầu của Đại học Quốc gia Hà Nội, của các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương.
Trung tâm cũng sẽ tổ chức và tham gia đào tạo sau đại học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành cho cán bộ trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội về công nghệ nano và năng lượng. Trung tâm cũng thực hiện trao đổi cán bộ, sinh viên với các đại học, Viện nghiên cứu có uy tín trên thế giới phục vụ nhu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trung tâm.
Với tư cách thành viên của Hội đồng, ông Nguyễn Thế Thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội khẳng định thành phố Hà Nội sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hai Trung tâm này phát huy tốt nhất vai trò tiềm năng của mình trong công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng. “Về lâu dài, thành phố sẽ có ký kết chính thức với Đại học Quốc gia Hà Nội với đích đến là chuyển các công trình nghiên cứu thành hiệu quả kinh tế xã hội trong cuộc sống, góp phần tăng sức cạnh tranh năng lực của Thủ đô"./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)