Gà đen tần bí - Bài thuốc dinh dưỡng của người dân vùng Tây Bắc

Thịt gà đen có vị ngọt mặn, tính ấm, hương thơm khi tần cả con giữ nguyên sự tươi thơm và dinh dưỡng đầy đủ giúp người ăn bổ thận, bổ máu, lưu thông khí huyết, thanh nhiệt giải độc.

Người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc nuôi gà đen thả bộ trên các sườn đồi và vườn nhà, khi có người thân trong nhà bị ốm thường thịt gà tần với các loại thuốc bắc để bồi bổ và giúp người thân mau lành bệnh.

Hiện nay, gà đen được nhân giống và nuôi phổ biến nên làm món ăn này không quá khó. Với khí hậu nóng ấm tại miền Bắc, món ăn này được ví như một hương vị hài hòa của núi rừng Tây Bắc khi có thêm các loại đậu đỏ, đậu xanh tần cùng gà.

[Cá "hóa thạch" - Lựa chọn hàng đầu của các thực khách sành ăn]

Gà đen tần bí - Bài thuốc dinh dưỡng của người dân vùng Tây Bắc ảnh 1Nguyên liệu món ăn gồm: Gà đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng và bí.
Gà đen tần bí - Bài thuốc dinh dưỡng của người dân vùng Tây Bắc ảnh 2Thành phẩm món gà đen tần bí.

Khi gà đen tần bí đã chín tới với sự thơm ngon mời gọi cùng hơi nóng tỏa lên ngan ngát. Các đầu bếp khéo léo còn cắt đôi quả bí rồi đổ gà tần bí lên trên để tạo thành món ăn có hình thức nghệ thuật đẹp mắt.

Thịt gà đen có vị ngọt mặn, tính ấm, hương thơm khi tần cả con giữ nguyên sự tươi thơm và dinh dưỡng đầy đủ giúp người ăn bổ thận, bổ máu, lưu thông khí huyết, thanh nhiệt giải độc. Bí xanh mát, nhiều vitamin B1, B2, B3, C và chứa hàm lượng dầu thực vật cao có tác dụng trong phòng, chữa một số bệnh như táo bón, giảm viêm tấy, chống ho, hen suyễn…/.

Bài: Bích Vân
Ảnh: Trần Thanh Giang
(Báo Ảnh Việt Nam/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục