Giúp DN có “giấy thông hành” ra thị trường quốc tế

Việc sở hữu chứng chỉ được thế giới công nhận sẽ giúp doanh nghiệp “có giấy thông hành” bước vào thị trường phần mềm thế giới.
Ngày 18/5, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo triển khai các hệ thống quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam.

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn CMMi-chuẩn đánh giá mức độ thành thục trong quy trình sản xuất phần mềm của Mỹ, được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

Tại hội thảo, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn triển khai các hệ thống quản lý chất lượng và quy trình sản xuất cũng như các yêu cầu cần thiết về nhân lực, kinh phí khi triển khai các hệ thống này tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp phần mềm và nội dung số trong nước đã có sự phát triển mạnh. Một số doanh nghiệp đã nâng cao năng lực bằng áp dụng các chuẩn trên thế giới như CMMi, ISO...

Việc sở hữu chứng chỉ được thế giới công nhận sẽ giúp doanh nghiệp “có giấy thông hành” bước vào thị trường phần mềm thế giới, nâng cao cơ hội kinh doanh và tiếp nhận đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, thực tế còn ít doanh nghiệp mạnh dạn áp dụng các chuẩn này. Một trong những yếu tố cản trở chính là kinh phí và kinh nghiệm.

Cũng bởi thế, từ 2010-2012, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Dự án đầu tư khoảng 60 tỷ đồng giúp doanh nghiệp xây dựng, áp dụng, lấy chứng chỉ quy trình sản xuất theo chuẩn CMMi.

Khi tham gia dự án, mỗi doanh nghiệp ngoài việc tham gia các khóa đào tạo còn được hỗ trợ 25.000 USD để tư vấn triển khai, cấp chứng chỉ.

Được biết, trong năm 2010, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai hỗ trợ cho 16 doanh nghiệp và trong năm 2011 là 14 doanh nghiệp áp dụng chuẩn này./.

Trung Hiền (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Trụ sở Tập đoàn ByteDance ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Chủ sở hữu TikTok dự định chi 12 tỷ USD mua chip AI

Tập đoàn ByteDance, công ty mẹ của nền tảng truyền thông xã hội TikTok, đang đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) với kế hoạch chi hơn 12 tỷ USD cho lĩnh vực này trong năm 2025.

Việt Nam có hơn 73.700 doanh nghiệp công nghệ số

Việt Nam có hơn 73.700 doanh nghiệp công nghệ số

Tính đến cuối năm 2024, Việt Nam có 73.788 doanh nghiệp công nghệ số, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2023, cùng với gần 1,26 triệu lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.

Biểu tượng TikTok trên nền quốc kỳ Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tòa án Tối cao Mỹ thông qua luật cấm TikTok

Mặc dù ứng dụng TikTok sẽ không biến mất ngay lập tức khỏi các điện thoại của người dùng hiện tại, nhưng người dùng mới sẽ không thể tải xuống ứng dụng, các bản cập nhật cũng sẽ bị vô hiệu hóa tại Mỹ.