Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết khoảng 18 đến 22 con hổ Siberia hoang dã còn lại ở miền đông bắc Trung Quốc có thể bị biến mất do nạn săn bắn trộm và chặt phá rừng bất hợp pháp.
Hổ Siberia hay còn được gọi dưới cái tên hổ Amu đang nằm trong danh sách các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Chúng sống ở phía đông bắc Trung Quốc và hiện còn khoảng từ 18 đến 22 con, giảm khoảng 300 con so với những năm 40 của thế kỷ trước. Và trong vòng 10 đến 20 năm nữa nếu chính phủ không có các biện pháp hiệu quả thì những loài này sẽ biến mất.
Săn bắn trộm động vật hoang dã như hươu, lợn lòi, hoẵng là mối đe dọa lớn nhất của hổ bởi lẽ đây là nguồn thức ăn chủ yếu của chúng.
Ngoài ra, việc chặt phá trên phạm vi rộng ở các tỉnh miền núi như Hắc Long Giang và Cát Lâm cũng gây ảnh hưởng lớn làm suy giảm môi trường sống của hổ.
Một cán bộ kiểm lâm ở tỉnh Hắc Long Giang cho biết: “Một thập kỷ trước, chúng ta nhìn thấy hoẵng khi đang lái xe dọc bìa rừng, “ và “giờ đây thật là hiếm khi thấy một con sóc”./.
Hổ Siberia hay còn được gọi dưới cái tên hổ Amu đang nằm trong danh sách các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Chúng sống ở phía đông bắc Trung Quốc và hiện còn khoảng từ 18 đến 22 con, giảm khoảng 300 con so với những năm 40 của thế kỷ trước. Và trong vòng 10 đến 20 năm nữa nếu chính phủ không có các biện pháp hiệu quả thì những loài này sẽ biến mất.
Săn bắn trộm động vật hoang dã như hươu, lợn lòi, hoẵng là mối đe dọa lớn nhất của hổ bởi lẽ đây là nguồn thức ăn chủ yếu của chúng.
Ngoài ra, việc chặt phá trên phạm vi rộng ở các tỉnh miền núi như Hắc Long Giang và Cát Lâm cũng gây ảnh hưởng lớn làm suy giảm môi trường sống của hổ.
Một cán bộ kiểm lâm ở tỉnh Hắc Long Giang cho biết: “Một thập kỷ trước, chúng ta nhìn thấy hoẵng khi đang lái xe dọc bìa rừng, “ và “giờ đây thật là hiếm khi thấy một con sóc”./.
Anh Minh (Vietnam+)