Khả năng phi thường của chó "bụi đời" ở Mátxcơva

Áp lực cuộc sống đô thị đã khiến các "chú" chó lang thang ở Mátxcơva tiến hóa với đặc điểm giống loài sói, thông minh và mạnh mẽ hơn.
Theo ước tính, cứ 300 người Nga thì có một chú chó lang thang kiếm sốngtrên các con phố ở thủ đô Mátxcơva.

Nhà nghiên cứu Andrei Poyarkov làm việc tạiViện Sinh thái và Tiến hóa A.N Severtso, cho biết áp lực của cuộc sống đô thị đãkhiến loài chó này tiến hóa với các đặc điểm giống loài sói, thông minh hơn vàthậm chí có khả năng định vị đường đi của tàu điện ngầm.

Ông Poyarkov đã nghiên cứu về loài chó này, số lượng khoảng 35.000 con,trong 30 năm qua. Trong thời gian đó, ông quan sát thấy "cư dân" cún lang thangkhông còn lông đốm, tai cụp và sự thân thiện vốn phân biệt loài chó với sói.Cũng trong thời điểm này, sự thay đổi hành vi và cấu trúc xã hội đã cho ra đờibốn "cộng đồng chó" mà Poyarkov gọi là chó canh gác, chó ăn rác, chó hoang vàchó ăn xin.

Trong số này, chó ăn xin đã phát triển hành vi đặc trưng nhất. Sống nhờvào thức ăn thừa từ người đi đường, chó ăn xin không chỉ nhận ra đối tượng cótiềm năng cho chúng ăn nhất, mà còn có thể "kiếm ăn" trên các tàu điện ngầm. Sửdụng khả năng đánh hơi và nhớ tên trưởng ga của các nhà ga, chúng "khoanh vùng"nhiều nhà ga thành "lãnh địa" kiếm cơm của riêng mình.

Ngoài ra, ông Poyarkov cho biết cấu trúc bầy đàn của chó ăn xin cho thấychúng nhận thức được rằng sự kết hợp trí não là sức mạnh để sinh tồn. Trong cácđàn chó ăn xin, con khôn ngoan nhất, không phải là con xuất sắc nhất về thểchất, mà là con chiếm được vị trí "quyền lực" nhất.

Sự tiến hóa của chó lang thang tại Mátxcơva diễn ra kể từ giữa những năm1800 khi các nhà văn Nga lần đầu tiên đề cập đến vấn nạn "chó bụi đời" trongthành phố. Và sự tiến hóa đó trở nên mạnh mẽ hơn bởi áp lực lựa chọn giữa sựsống và cái chết./.

Thùy Linh (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục