Khả năng Triều Tiên phi hạt nhân hóa phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc

Theo South China Morning Post, viễn cảnh Triều Tiên phi hạt nhân hóa hiện đang khá mong manh trước chính sách không nhất quán của chính quyền Donald Trump.
Khả năng Triều Tiên phi hạt nhân hóa phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc ảnh 1Ngày 27/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) bắt tay nhau tại đường ranh giới phân định hai miền. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo South China Morning Post, viễn cảnh Triều Tiên phi hạt nhân hóa hiện đang khá mong manh trước chính sách không nhất quán của chính quyền Donald Trump.

Thế bế tắc này có thể được giải quyết trong năm 2019 nếu có những yếu tố sau:

Đầu tiên, ông Kim Jong-un sẽ phải có một chuyến thăm như đã hứa tới Seoul, đáp lại hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần 3 tại Bình Nhưỡng hồi tháng 9. Một chuyến thăm thành công tới phương Nam sẽ cho thấy sự khác biệt giữa ông Kim Jong-un và cha của ông, Kim Jong-il, người đã hứa tới nhưng chưa bao giờ thực hiện.

Kết quả lý tưởng nhất sẽ là ông Kim và ông Moon đưa ra thông cáo thượng đỉnh, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết của một tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, dựa trên thông cáo chung năm 2000 giữa Tổng thống Mỹ khi đó Bill Clinton và đặc phái viên Triều Tiên Jo Myong-rok, theo đó cả Mỹ lẫn Tiều Tiên đều không có ý định thù địch với nhau.

Washington hiện chưa đưa ra cam kết nhất trí với một tuyên bố hòa bình do đàm phán hạt nhân không có tiến triển và Bình Nhưỡng tiếp tục mở rộng kho hạt nhân.

Thứ 2, một dự án đường sắt chung sẽ tạo thêm nhiều động lực. Nâng cấp cơ sở hạ tầng để hỗ trợ phát triển kinh tế là một dự án sẵn sàng thực thi, phụ thuộc vào một bước đi có ý nghĩa hướng tới phi hạt nhân hóa.

[Ông Kim Jong-un sẽ vạch ra các mục tiêu trong bài phát biểu Năm mới?]

Tương tự, thông báo vốn khiến Mỹ sẽ xem xét lại chính sách về viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên, giảm các lệnh trừng phạt liên quan tới chiến dịch tối đa hóa sức ép kinh tế và ngoại giao của Washington với Bình Nhưỡng, là một bước đi nhỏ trong hướng đi đúng.

Khả năng Triều Tiên phi hạt nhân hóa phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc ảnh 2Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên ở Singapore ngày 11/6. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Cuối cùng, khác với nội dung mập mờ trong thông cáo thượng đỉnh Trump-Kim đầu tiên, một hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2 sẽ đòi hỏi những kế hoạch chi tiết kỹ lưỡng hơn của tiến trình phi hạt nhân hóa.

Mặc dù Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence dường như từng nói Mỹ "sẽ không yêu cầu" một tuyên bố của Triều Tiên về những chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này là điều kiện tiên quyết cho hội nghị thượng đỉnh lần 2, song Bình Nhưỡng có lẽ vẫn sẽ được yêu cầu công bố số, địa điểm và sự sẵn sàng hoạt động của kho vũ khí hạt nhân.

Ngoài ra, vấn đề phi hạt nhân hóa Triều Tiên còn hai con bài tẩy. Thứ nhất là chuyến thăm Triều Tiên vào năm sau của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Vai trò của Bắc Kinh là khó dự đoán nhưng sẽ liên quan mật thiết tới kết quả cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên. Một con bài tẩy khác là ông Trump trong một thế giới hậu James Mattis.

Những quyết định khó lường của ông chủ Nhà Trắng có thể "phủ đầu" những chính sách được các đồng minh và những quan chức cấp dưới tán thành. Ông Trump từng đe dọa rút quân khỏi Hàn Quốc nếu Seoul không gánh thêm phí bảo vệ quân sự của Mỹ, một tuyên bố chắc chắn khiến Bình Nhưỡng "mở cờ trong bụng"./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục