Mưa đá và giông lốc khiến gần 1.200 ngôi nhà ở Bắc Kạn bị hư hỏng

Giông lốc kèm mưa đá, trong đó hạt mưa đá có đường kính trung bình từ 2-3 cm, có viên đá trên 3 cm, đã làm đổ, tốc mái và sập nhiều nhà dân ở tỉnh Bắc Kạn.
Mưa đá và giông lốc khiến gần 1.200 ngôi nhà ở Bắc Kạn bị hư hỏng ảnh 1Nhà dân tại xã Xuân La, huyện Pác Nặm bị hư hại sau mưa đá kèm giông lốc. (Ảnh: Bùi Đức Hiếu/TTXVN)

Theo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn, đêm 14/4 và rạng sáng 15/4, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn xuất hiện mưa giông kèm theo gió giật với lượng mưa phổ biến từ 45 mm đến 54 mm, gió giật mạnh từ cấp 5-7. Một số nơi tại các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Ngân Sơn, Chợ Đồn có mưa đá.

Riêng tại huyện Pác Nặm, gió lốc kèm mưa đá xảy ra tại các xã Xuân La, Bộc Bố, Cổ Linh, An Thắng, Nghiên Loan. Hạt mưa đá có đường kính trung bình từ 2-3 cm, có viên đá trên 3 cm, đã làm đổ, tốc mái và sập nhiều nhà dân; hư hỏng cây cối, hoa màu. Ước tính thiệt hại do mưa đá và giông lốc của cả tỉnh khoảng 3 tỷ đồng.

Mưa đá kèm giông lốc đã làm 1.172 ngôi nhà ở Bắc Kạn bị hư hỏng, tốc mái, vỡ ngói, trong đó huyện Pác Nặm bị thiệt hại nặng nhất, với 1.036 nhà bị hư hỏng, 42 ha ngô và 4 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng.

[Mưa đá kèm gió lốc gây thiệt hại lớn cho người dân Mộc Châu]

Ngay trong ngày 15/4, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã thành lập đoàn công tác xuống huyện Pác Nặm để kiểm tra tình hình và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai; đồng thời triệu tập cuộc họp khẩn cấp bàn các biện pháp giúp nhân dân khắc phục hậu quả.

Tỉnh huy động 100 chiến sỹ quân đội và công an hỗ trợ dân; đưa 38 bộ nhà bạt xuống huyện Pác Nặm hỗ trợ người dân bị thiệt hại nặng có chỗ ở tạm thời, tránh mưa, gió, rét.

Văn phòng Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp trong tỉnh tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết để chủ động tham mưu ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.

Đàn Cò Ốc xuất hiện trên cánh đồng xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã.

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Giữa không gian núi đồi hùng vỹ ngút ngàn, cỏ tranh phủ một màu trắng muốt, đung đưa theo làn gió tạo nên khung cảnh thơ mộng tại xã vùng cao Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.