Mưa dông tại thượng nguồn giải hạn "vùng đất khát" Ninh Thuận

Những ngày qua nhờ có mưa, một số suối như Ô Căm, Lạnh, Ma Nhông, Sông Than, An Nhân… đã có thêm nguồn nước nên vấn đề phục vụ nước sinh hoạt cho người dân không còn đáng lo ngại như trước.
Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn lấy nước từ những dòng suối còn chút ít để sinh hoạt do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn lấy nước từ những dòng suối còn chút ít để sinh hoạt do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)

Trong những ngày qua, nắng nóng ở tỉnh Ninh Thuận bước đầu đã dịu lắng phần nào do trên khu vực thượng nguồn ở các huyện Ninh Sơn và Bác Ái đã xuất hiện mưa dông, giúp giảm bớt nguy cơ cháy rừng; đồng thời tạo thêm nguồn nước cho các sông, suối cấp cho các hệ thống nhà máy nước để phục vụ nhân dân.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Ninh Thuận, trong chiều 26/5, tại huyện Bác Ái mưa lớn đã xuất hiện và trút xuống trong nhiều giờ. Lượng mưa đo được tại trạm Phước Hòa là 43,6 mm; tại Phước Tân là 44,6 mm; tại Phước Đại 36,6 mm.

Giải pháp chiến lược, cấp bách để Ninh Thuận ứng phó hiệu quả hạn hán

Trước đó, trong 10 ngày qua, nhiều địa phương trong tỉnh cũng đã xuất hiện mưa dông trên diện rộng. Riêng tại xã Ma Nới, tổng lượng mưa ngày 27/5 là 85 mm và tại Sông Pha (cùng ở huyện Ninh Sơn) tổng lượng mưa là hơn 105 mm; tại xã Phước Bình (huyện Bác Ái), tổng lượng mưa là hơn 117 mm.

Phó Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Ninh Thuận Trần Ngọc Hùng cho biết: Trước thời điểm chiều 26/5 do không có mưa nên nhiều con suối trong tỉnh không còn nước để cấp cho các hệ thống nhà máy xử lý nước nên chúng tôi phải chở nước sinh hoạt đến cho người dân vùng khó khăn về nguồn nước.

Những ngày qua nhờ có mưa nên một số suối như Ô Căm, Lạnh, Ma Nhông, Sông Than, An Nhân… có thêm nguồn nước, có nước thô đủ cấp cho một số nhà máy nước nên vấn đề phục vụ nước sinh hoạt cho người dân không còn đáng lo ngại như trước.

Trước tín hiệu vui đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận yêu cầu Phòng Nông nghiệp các huyện và Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh cần kịp thời cập nhật thông tin về lượng mưa trên địa bàn để biết được lượng nước các sông, suối có thể cấp bổ sung cho các hệ thống cấp nước sinh hoạt do Trung tâm quản lý.

Đồng thời, ngành chức năng cần đánh giá cụ thể lượng nước cần thiết phải chở đến cấp cho người dân vùng khó khăn vào thời điểm hiện tại để có hướng xử lý kịp thời.

Mưa dông tại thượng nguồn giải hạn "vùng đất khát" Ninh Thuận ảnh 1Đàn dê của người dân kiếm ăn trên lòng Hồ Phước Trung, huyện Bắc Ái đã khô cạn đáy, đất nứt nẻ do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)

Trước thời điểm chiều 26/5, thôn Bình Tiên, xã Công Hải (huyện Thuận Bắc) gặp khó khăn về nguồn nước. Ngành chức năng và chính quyền địa phương vẫn phải chở nước cấp cho người dân sinh hoạt với thời gian cấp là 4 giờ/ngày.

Để đảm bảo nước sinh hoạt cho 71 hộ/256 nhân khẩu nơi đây, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện Thuận Bắc phối hợp với nhà đầu tư Dự án Khu du lịch Bình Tiên khảo sát, khoan giếng để bơm, xử lý nước cấp đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và không để một ai bị thiếu nước sinh hoạt.

Theo lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, quan điểm cũng như tinh thần chỉ đạo của tỉnh là không để người dân thiếu nước sinh hoạt, thiếu đói, phát sinh dịch bệnh; quản lý, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; chăm sóc, bảo vệ và hạn chế thấp nhất thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi do tác động của hạn hán./.

Tỉnh Ninh Thuận vừa công bố cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán ở cấp độ 3, riêng 2 huyện Thuận Nam, Thuận Bắc ở cấp độ 4. (Ảnh: TTXVN)
Tỉnh Ninh Thuận vừa công bố cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán ở cấp độ 3, riêng 2 huyện Thuận Nam, Thuận Bắc ở cấp độ 4. (Ảnh: TTXVN)
Tính đến ngày 24/5, tổng lượng nước ở 21 hồ chứa của tỉnh chỉ còn 23,78/194,49 triệu m3, chiếm hơn 12% dung tích thiết kế; trong đó 17 hồ chứa đang cạn kiệt, một số hồ đã trơ đáy. Trong ảnh: Người dân Ninh Thuận tích trữ nước. (Ảnh: TTXVN)
Tính đến ngày 24/5, tổng lượng nước ở 21 hồ chứa của tỉnh chỉ còn 23,78/194,49 triệu m3, chiếm hơn 12% dung tích thiết kế; trong đó 17 hồ chứa đang cạn kiệt, một số hồ đã trơ đáy. Trong ảnh: Người dân Ninh Thuận tích trữ nước. (Ảnh: TTXVN)
Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn phải sử dụng những vũng nước đục còn sót lại dưới suối để giặt giũ và sinh hoạt do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn phải sử dụng những vũng nước đục còn sót lại dưới suối để giặt giũ và sinh hoạt do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn tích trữ nước vào chum, vại, bình, can... do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn tích trữ nước vào chum, vại, bình, can... do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn tích trữ nước vào chum, vại, bình, can... do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn tích trữ nước vào chum, vại, bình, can... do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn tích trữ nước vào chum, vại, bình, can... do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn tích trữ nước vào chum, vại, bình, can... do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Người dân đào hố sâu đến cả 10m tại lòng hồ Ông Kinh, huyện Ninh Hải để lấy nước. (Ảnh: TTXVN)
Người dân đào hố sâu đến cả 10m tại lòng hồ Ông Kinh, huyện Ninh Hải để lấy nước. (Ảnh: TTXVN)
Trước tình hình hạn hán dự kiến còn kéo dài, Ninh Thuận đang tích cực thực thi nhiều biện pháp để hỗ trợ người dân và triển khai các giải pháp để chống hạn.
Trước tình hình hạn hán dự kiến còn kéo dài, Ninh Thuận đang tích cực thực thi nhiều biện pháp để hỗ trợ người dân và triển khai các giải pháp để chống hạn.
Dự án nạo vét, cải tạo hồ Ông Kinh, huyện Ninh Hải đang được triển khai góp phần chống hạn. (Ảnh: TTXVN)
Dự án nạo vét, cải tạo hồ Ông Kinh, huyện Ninh Hải đang được triển khai góp phần chống hạn. (Ảnh: TTXVN)
Người dân bơm nước từ những hố được đào sâu xuống đáy sông Lu, huyện Thuận Nam để lấy nước sinh hoạt và tưới tiêu do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Người dân bơm nước từ những hố được đào sâu xuống đáy sông Lu, huyện Thuận Nam để lấy nước sinh hoạt và tưới tiêu do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Hồ Phước Trung, huyện Bác Ái có dung tích dưới mực nước chết. (Ảnh: TTXVN)
Hồ Phước Trung, huyện Bác Ái có dung tích dưới mực nước chết. (Ảnh: TTXVN)
Hồ Phước Trung, huyện Bác Ái có dung tích dưới mực nước chết. (Ảnh: TTXVN)
Hồ Phước Trung, huyện Bác Ái có dung tích dưới mực nước chết. (Ảnh: TTXVN)
Hồ Tân Giang, huyện Ninh Phước có dung tích dưới mực nước chết. (Ảnh: TTXVN)
Hồ Tân Giang, huyện Ninh Phước có dung tích dưới mực nước chết. (Ảnh: TTXVN)
Lòng hồ Ông Kinh, huyện Ninh Hải khô cạn đến tận đáy, chỉ còn sót lại những xác cây chết và các đường ống dẫn nước do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Lòng hồ Ông Kinh, huyện Ninh Hải khô cạn đến tận đáy, chỉ còn sót lại những xác cây chết và các đường ống dẫn nước do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Hồ sông Biêu, huyện Thuận Nam có dung tích dưới mực nước chết. (Ảnh: TTXVN)
Hồ sông Biêu, huyện Thuận Nam có dung tích dưới mực nước chết. (Ảnh: TTXVN)
Người dân bơm nước từ những hố được đào sâu xuống đáy sông Lu, huyện Thuận Nam để lấy nước sinh hoạt và tưới tiêu do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Người dân bơm nước từ những hố được đào sâu xuống đáy sông Lu, huyện Thuận Nam để lấy nước sinh hoạt và tưới tiêu do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Lòng hồ Ông Kinh, huyện Ninh Hải khô cạn đến tận đáy, chỉ còn sót lại những xác cây chết và các đường ống dẫn nước do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Lòng hồ Ông Kinh, huyện Ninh Hải khô cạn đến tận đáy, chỉ còn sót lại những xác cây chết và các đường ống dẫn nước do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Lòng hồ Ông Kinh, huyện Ninh Hải khô cạn đến tận đáy, chỉ còn sót lại những xác cây chết và các đường ống dẫn nước do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Lòng hồ Ông Kinh, huyện Ninh Hải khô cạn đến tận đáy, chỉ còn sót lại những xác cây chết và các đường ống dẫn nước do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Khẩn trương lắp đặt đường ống dẫn nước của dự án thủy lợi Tân Mỹ dung tích 200 triệu m3 nước để chống hạn. (Ảnh: TTXVN)
Khẩn trương lắp đặt đường ống dẫn nước của dự án thủy lợi Tân Mỹ dung tích 200 triệu m3 nước để chống hạn. (Ảnh: TTXVN)
Khẩn trương lắp đặt đường ống dẫn nước của dự án thủy lợi Tân Mỹ dung tích 200 triệu m3 nước để chống hạn. (Ảnh: TTXVN)
Khẩn trương lắp đặt đường ống dẫn nước của dự án thủy lợi Tân Mỹ dung tích 200 triệu m3 nước để chống hạn. (Ảnh: TTXVN)
Nhập mô tả cho ảnh
Nhập mô tả cho ảnh
Dự án đập dâng hạ lưu ngăn mặn, giữ ngọt sông Dinh sắp hoàn thành để chống hạn. (Ảnh: TTXVN)
Dự án đập dâng hạ lưu ngăn mặn, giữ ngọt sông Dinh sắp hoàn thành để chống hạn. (Ảnh: TTXVN)
Dung tích nước hồ sông Biêu, huyện Thuận Nam đang dưới mực nước chết. (Ảnh: TTXVN)
Dung tích nước hồ sông Biêu, huyện Thuận Nam đang dưới mực nước chết. (Ảnh: TTXVN)
Các con kênh thuộc hệ thống sông Biêu, huyện Thuận Nam cạn khô nước do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Các con kênh thuộc hệ thống sông Biêu, huyện Thuận Nam cạn khô nước do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Từ đầu tháng 5/2020 đến nay, toàn tỉnh có 180 hộ/703 nhân khẩu phải dùng nước sinh hoạt do chính quyền địa phương và lực lượng quân đội chở đến cấp. (Ảnh: TTXVN)
Từ đầu tháng 5/2020 đến nay, toàn tỉnh có 180 hộ/703 nhân khẩu phải dùng nước sinh hoạt do chính quyền địa phương và lực lượng quân đội chở đến cấp. (Ảnh: TTXVN)
Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn tích trữ nước sạch. (Ảnh: TTXVN)
Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn tích trữ nước sạch. (Ảnh: TTXVN)
Lực lượng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Ninh Thuận mang nước sạch đến cho người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn trong đợt hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Lực lượng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Ninh Thuận mang nước sạch đến cho người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn trong đợt hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn tích trữ nước sạch vào chum, vại, bình, can... do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn tích trữ nước sạch vào chum, vại, bình, can... do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Lực lượng Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh Ninh Thuận mang nước sạch đến cho người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn trong đợt hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Lực lượng Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh Ninh Thuận mang nước sạch đến cho người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn trong đợt hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Từ đầu tháng 5/2020 đến nay, toàn tỉnh có 180 hộ/703 nhân khẩu phải dùng nước sinh hoạt do chính quyền địa phương và lực lượng chức năng chở đến cấp. (Ảnh: TTXVN)
Từ đầu tháng 5/2020 đến nay, toàn tỉnh có 180 hộ/703 nhân khẩu phải dùng nước sinh hoạt do chính quyền địa phương và lực lượng chức năng chở đến cấp. (Ảnh: TTXVN)
Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn lấy nước từ những dòng suối còn chút ít để sinh hoạt do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn lấy nước từ những dòng suối còn chút ít để sinh hoạt do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn lấy nước từ những dòng suối còn chút ít để sinh hoạt do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn lấy nước từ những dòng suối còn chút ít để sinh hoạt do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Từ đầu tháng 5/2020 đến nay, toàn tỉnh có 180 hộ/703 nhân khẩu phải dùng nước sinh hoạt do chính quyền địa phương và lực lượng chức năng chở đến cấp. (Ảnh: TTXVN)
Từ đầu tháng 5/2020 đến nay, toàn tỉnh có 180 hộ/703 nhân khẩu phải dùng nước sinh hoạt do chính quyền địa phương và lực lượng chức năng chở đến cấp. (Ảnh: TTXVN)
 Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn tích trữ nước sạch vào chum, vại, bình, can... do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn tích trữ nước sạch vào chum, vại, bình, can... do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Hồ Phước Trung, huyện Bác Ái có dung tích dưới mực nước chết. (Ảnh: TTXVN)
Hồ Phước Trung, huyện Bác Ái có dung tích dưới mực nước chết. (Ảnh: TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục