Nga phát triển giải pháp chống làm kim cương giả

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga đã đề xuất 2 phương pháp đánh dấu chính xác kim cương theo kích thước micro.
Các nhà khoa học Nga đã tìm ra một phương pháp có thể giúp phân biệt kim cươnglà thật hay giả.

Các nhà nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm laser khí của Viện Vật lý trực thuộcViện Hàn lâm khoa học Nga đã đề xuất cùng lúc 2 phương pháp để đánh dấu chínhxác kim cương theo kích thước micro. Việc đánh dấu không nhìn thấy được này cóthể thực hiện bằng công nghệ laser femto giây, tạo ra các xung lượng siêu ngắntrong khoảng thời gian từ 10-15 giây.

Nhân viên phòng thí nghiệm, ông Alexey Levchenko, cho biết sóng laser sẽ tạo rađiểm “khuyết” trong mạng tinh thể nhờ dòng điện tử hay dòng của bất cứ hạt nănglượng cao nào.

Những điểm khuyết này sẽ hình thành hình hài cần thiết để đánh dấu. Các điểmkhuyết có thể được lấp đầy bằng nguyên tử nitơ có trong kim cương. Kết quả làcác nguyên tử này khi chiếu sáng bắt đầu phát xạ. Như vậy có thể đọc dấu hiệntrong kim cương ở trường microwave.

Hiện các nhà khoa học Nga đã thử nghiệm thành công phương pháp này và đăng kýbản quyền.

Phương pháp đánh dấu thứ 2 cũng sử dụng công nghệ laser femto giây, song thaycho việc tạo ra điểm khuyết, trong kim cương người ta hình thành các đốm gọi làpha cácbon vô định hình. Các đốm siêu nhỏ màu thẫm này có thể nhìn thấy trongkính hiển vi, song mắt thường không thấy được.

Theo chuyên gia nghiên cứu cấp cao Sergey Kudryashov, các nhà khoa học Nga thậmchí còn tạo được dấu 3 chiều kích thước micro.

Lãnh đạo phòng thí nghiệm trên, ông Andrey Ionin, cho biết 80% kim cương khaithác trên thế giới được sử dụng cho các mục đích kỹ thuật, phần còn lại 20% đủchất lượng để làm đồ trang sức, nên những kẻ lừa đảo thu được rất nhiều lợinhuận khi làm giả kim cương.

Chính vì vậy, việc phát triển phương pháp đánh dấu kim cương mà không ai nhìnthấy và không làm hư hại chúng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất củangành công nghiệp trang sức hiện nay./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.