Nguồn thủy sinh bị tận diệt trên sông Nậm Rốm

Sông Nậm Rốm hàng ngày oằn mình chịu trận dưới các hoạt động khai thác cát, sỏi và bị tận thu do đánh bắt thủy sinh trái phép.

Dòng sông Nậm Rốm đang từng ngày phải oằn mình chịu trận với việc khai thác cát, sỏi dưới lòng sông và bị tận thu do đánh bắt các loại thủy sinh trái phép.

Sông Nậm Rốm là dòngsông mang trong mình những lớp trầm tích của thời gian, của lịch sử và là niềmtự hào của người dân xứ sở đất Mường Then (Mường Trời) tại tỉnh Điện Biên từ baođời nay.

Tuy nhiên, cùng với nạn “sa tặc” - khai thác cát bừa bãi đang hoành hành trêndòng sông này, nạn khai thác, đánh bắt nguồn tôm, cua, cá bằng các hình thức tậnthu trên dòng sông của người dân địa phương đang khiến nguồn thủy sinh đứng trước nguy cơ bị tận diệt.

Vào những ngày đầu tháng Năm này, mực nước sông Nậm Rốm xuống thấp hơn bìnhthường. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tận thu nguồn tôm, cá trên dòng sôngnày.

Trên suốt chiều dài dòng sông, đoạn từ cầu Mới (phường Mường Thanh, thành phốĐiện Biên Phủ- Quốc lộ 12 nối dài) ngược lên phía thượng nguồn, qua các xã ThanhHưng, Thanh Yên, Thanh An, Thanh Xương, Noong Hẹt, Noọng Luống, Sam Mứn (huyệnĐiện Biên), hoạt động khai thác thủy sản đã nhộn nhịp từ hơn một tháng nay.

Hàng ngày, đoạn sông này thu hút nhiều người tham gia hoạt động đánh, bắt tôm,cá. Trong số đó có cả người già, trẻ em, thậm chí cả phụ nữ.

Hoạt động khai thác nguồn thủy sản trên dòng sông này cũng muôn hình, vạn trạng. Hình thức đơn giản nhất  là mò bắt, chỉ cần đôi tay và một chiếc giỏ (đểđựng sản phẩm), phụ nữ, trẻ em, người già thường khai thác ở những đoạn sông cómực nước cạn, dòng chảy không lớn.

Trong khi đó, nhiều người khác lại sử dụng lưới, chài và thậm chí dùng bộ kích,xung điện để khai thác tôm, cá. Hoạt động này chủ yếu dành cho lớp thanh niên,đàn ông trai tráng. Địa bàn hoạt động của những đối tượng này cũng rộng hơn, bấtchấp độ nông sâu của mực nước, mạnh yếu của dòng chảy.

Người dân đánh bắt, tận thu nguồn tôm, cá khắp nơi trên cả đoạn sông. Song, đôngnhất vẫn là các điểm dưới các chân cầu (chủ yếu là cầu treo). Một người dân ởbản Na Hai, xã Sam Mứn, có thâm niên trong nghề tiết lộ, nên tìm đến các điểmchân cầu để đánh bắt vì ở những nơi này mực nước sâu, nhiệt độ cũng mát hơn nêncá, tôm, cua, ốc thường kéo về trú ẩn.

Có mặt tại điểm cầu C4 (xã Thanh Xương) vào chiều 10/5, tận mắt chứng kiến cảnhngười dân tập trung, dàn hàng ngang đánh, bắt tôm, cá, chúng tôi mới thấy mức độhủy hoại môi trường, nguồn thủy sinh trên dòng sông này thật nghiêm trọng.

Mặc dù trời mưa, song dưới chân cầu có tới gần 20 người (chủ yếu là đàn ông,thanh niên) miệt mài đánh bắt, khai thác. Kẻ quăng chài, tung lưới, người hí húimò bắt. Người này cầm vợt lưới, người khác lội theo sau phụ giúp, cầm giỏ đựngthành quả. Rất nhiều người dùng kích, xung điện để khai thác thủy sản.

Anh Lò Văn Q... (xã Thanh Yên) vừa đánh bắt vừa cho hay, từ trước tới nay, chẳngai (chính quyền, cơ quan chức năng, người dân địa phương) ngăn cấm hoạt độngđánh bắt tôm, cá với mọi hình thức trên đoạn sông này.

Một người tên Duân nói: "Bây giờ chúng tôi chuyển sang dùng xung điện vì dễdùng, chứ kiểu quăng lưới, tung chài chẳng ăn thua."

"Bộ đồ nghề” của anh Duân khi nhúng xuống xuống nước và bật công tắc, nó sẽphóng điện xuống dòng nước. “Liệu có con cá, tôm nào thoát được không?” Tôi hỏi.Anh Duân trả lời: “Không thoát đâu, người đứng gần còn thấy chân tay tê tê mà.”

Mặc dù chưa có thông tin về trường hợp nào bị điện giật từ việc khai thác, đánhbắt thủy sản bằng những bộ xung, kích điện này, song thực tế thật khó mà lườngđược hết mức độ hiểm nguy từ hoạt động này. Đó là còn chưa kể tác động về lâudài, mức độ sinh sôi, phát triển của nguồn tôm, cá, cua... trên sông sẽ bị ảnhhưởng nghiêm trọng bởi môi trường sống của các loài thủy sinh đã bị tổn hại.Điều này sẽ làm giảm sút đa dạng sinh học trên lòng sông Nậm Rốm.

Đã đến lúc các cơ quan chức năng, chính quyền cần phải có những biện pháp thiếtthực, hữu hiệu nhằm chấm dứt tình trạng khai thác cát, sỏi, đánh bắt tận thunguồn tôm, cá trái phép trên sông Nậm Rốm. Bên cạnh đó, người dân địa phươngcũng cần phải nâng cao ý thức bảo vệ dòng sông trước khi nó bị "bức tử"/.

Xuân Tiến (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

7 điểm ngắm động vật hoang dã tại Việt Nam

7 điểm ngắm động vật hoang dã tại Việt Nam

Việt Nam có nhiều địa điểm tuyệt vời để ngắm động vật hoang dã, từ rừng nguyên sinh đến khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó có Vườn quốc gia Yok Đôn, Đảo Cát Bà hay hồ Ba Bể...

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Thời tiết đêm 17/3: Mưa dông bao trùm nhiều khu vực

Dự báo, đêm 17/3, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ; sau đó ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ.