NSƯT Thu An hầu như chưa từng vào vai diễn sung sướng. Phim nào, cảnh nào bà cũng trong vai người cam chịu. Khi thì che chở cho con dâu trước những dị nghị, khi lại đam mê cờ bạc đến bán cửa gán nhà, khi là người nhà quê đi làm thuê bị khinh rẻ. Cứ mái tóc trắng ấy, nụ cười hiền hậu ấy mà người xem thấy Thu An như người thân của mình tự lúc nào.
Khi nghe “Bà Thu An- nghệ sĩ mất rồi!” thì đến người đi chợ cũng thốt lên: “Thế à? Tội bà cụ, đóng phim đến là thật!” Được ai ai cũng biết, lại được khen đóng phim tài tình, lẽ nào không phải là giấc mơ của mọi nghệ sĩ. NSƯT Thu An đã được vinh danh giản dị như vậy!
Nghệ sĩ của nhân dân
Người nghệ sĩ nhân hậu từng ghi dấu ấn vào lòng khán giả điện ảnh Việt nhiều thế hệ với bộ phim truyện đầu tiên của nền điện ảnh Việt Nam như “Chung một dòng sông” và sau này là hàng loạt vai diễn để đời trong “Mẹ chồng tôi,” “Sao tháng Tám,” “Tướng về hưu”... Bà còn được nhớ đến với vô số vai diễn làm bà, làm mẹ với nụ cười đôn hậu và chất phác rất… nông dân.
Mặc dù đã về hưu gần bốn mươi năm nay với công việc bán cây cảnh kiêm bán quán trà nhỏ trên phố Hoàng Hoa Thám. NSƯT Thu An từng tâm sự rằng nhiều người quan niệm làm diễn viên phải vào vai chính nhưng với bà, vai nào cũng được, miễn là được sống với nghề.
Người nghệ sĩ của nông dân này là người Hà Nội gốc, từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ biết đến đồng áng. Vậy mà sự hóa thân tài tình vào vai nông dân đến nỗi nhà nông xem cũng thấy bà lão Thu An như “người đồng mình.”
Ngày mai, 6/10/2011 tại nhà tang lễ Bệnh viện E Hà Nội, các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên ở Hà Nội cùng khán giả sẽ lưu luyến tiễn đưa người nghệ sĩ chưa có danh hiệu nghệ sĩ nhân dân nhưng đã thực là nghệ sĩ của nhân dân.
Nghệ sĩ Lê Mai nói về “đàn chị” Thu An
Nhiều người trong chúng tôi tham gia đóng phim truyền hình nhưng thực chất đều “xuất thân” từ sân khấu, nhưng bác Thu An thì đúng là “dân điện ảnh” từ đầu đấy. Tôi nhớ vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX, bác Thu An sang đoàn kịch Hà Nội của chúng tôi để xin chuyển vào đoàn vì “thích kịch nói” như bác ấy đã từng chia sẻ.
Tôi có những kỷ niệm gắn bó với bác ấy trong nghề nghiệp rất đặc biệt. Tuy tôi kém bác Thu An 10 tuổi nhưng tôi là một trong những diễn viên có nghề đóng vai già. Năm 22 tuổi tôi đã đóng vai mẹ của diễn viên Thanh Tú. Chính vì vậy mà khi bác Thu An vào vai mẹ thì tôi luôn được phân công đóng cặp với bác Thu An trong một vai. Ví dụ như đêm nay bác ấy diễn thì đêm sau đến lượt tôi. Hoặc khi một trong hai người có ai ốm mệt thì người kia thay vai.
Nhưng đó chỉ là một giai đoạn không dài vì sau này bác Thu An sang tham gia đào tạo ở trường sân khấu. Khi ấy cùng với các bác Thúy Ái, Hạc Đính, nghệ sĩ Thu An đã góp phần đào tạo các lứa diễn viên trẻ.
Những năm gần đây, tôi và bác Thu An toàn vào những vai rất trái nhau. Đó là khi tôi đóng vai người mẹ ghê gớm hành hạ người giúp việc của con mình. Trong phim, tôi gây sự rồi đuổi bà “ôsin” về quê. Bà giúp việc ấy là bác Thu An. Khi diễn, vai tôi đóng cứ tha hồ nhiếc móc, còn bà giúp việc bị hắt hủi chỉ ngậm ngùi quệt nước mắt, lùi lũi ra đi đến là tội.
Nhưng khi ngừng quay thì bác Thu An như một người khác. Điều này, tôi nghĩ là nhiều khán giả không biết về bác Thu An sẽ lấy làm lạ. Bác ấy rất nhanh nhẹn, sắc sảo và vô cùng sinh động. Tuyệt đối không cam chịu kiểu khổ sở như các vai mà bác đóng. Tài thật đấy! Bác Thu An mà nói chuyện là hua tay, trầm bổng và sôi nổi lạ kỳ. Sự hóm hỉnh, hài hước khiến cho không ai nghĩ trước ống kính lại là một bà Thu An trầm lắng, nhẫn nhục, mắt nhìn xuống chịu đựng.
Tôi còn vào vai con dâu của bác Thu An. Ở vai đó tôi cậy chồng là thứ trưởng, tôi bày ra trò mừng thượng thọ mẹ chồng để thu phong bì. Người mẹ ấy là bác Thu An. Trong phim, khi bà mẹ biết mình bị lợi dụng trong âm mưu tham lam đã rất buồn. Bác Thu An diễn rất đạt tâm trạng bà cụ ấy. Vai đó không khổ vì nghèo nhưng lại khổ về tinh thần.
Nghĩ cũng tội vì không hiểu sao suốt đời bác Thu An toàn vào vai khổ, rất khốn khổ. Ai xem cũng phải thương. Nhưng bạn diễn cùng nhau xem thì thấy nể thật. Bác Thu An diễn cứ như không diễn. Người ngoài tưởng đời sống như thế nào cứ vào phim như thế. Nhưng phải là chúng tôi mới thấy bác Thu An trong vai những người nông dân, dễ tính và cam chịu rất khác bác ngoài đời. Tôi nghĩ đó là nghệ sĩ đích thực.
Nghệ sĩ Kim Xuyến: “Bà Thu An-con người vất vả!”
Cách đây khoảng một tháng, tôi lên Hoàng Hoa Thám thăm bà Thu An. Bà Thu An nằm trên giường gầy lắm mà lúc đó bà cũng lẫn mất rồi. Bà Thu An nằm một mình ở nhà vì con cái còn vất vả làm ăn, nhìn bà rất thương vì tuổi cao sức yếu không thể thay đổi được. Ngoài đời, bà Thu An không dễ tính xuê xoa đâu. Bà rất sắc sảo và hết mình với mọi việc.
Bà sống không hề khéo léo hay kiểu cách gì. Bữa nào thích thì ăn thoải mái, nói chuyện thì rất cá tính. Thế nên bà không phải là kiểu người làm vừa lòng mọi người. Bà Thu An mất, phim truyền hình thiếu đi một gương mặt nhân hậu đáng quý và chúng tôi-lớp đàn em của bà cũng mất một người chị nhọc nhằn nhưng rất yêu nghề.
Ngày mai, tôi sẽ đi viếng bà Thu An. Thương quá, bà Thu An là một con người có đời sống vất vả, cũng từng trải qua nhiều sóng gió. Nhưng qua các vai diễn bà thể hiện, bà luôn làm cho người khác thấy tin vào lòng tốt của con người./.
Khi nghe “Bà Thu An- nghệ sĩ mất rồi!” thì đến người đi chợ cũng thốt lên: “Thế à? Tội bà cụ, đóng phim đến là thật!” Được ai ai cũng biết, lại được khen đóng phim tài tình, lẽ nào không phải là giấc mơ của mọi nghệ sĩ. NSƯT Thu An đã được vinh danh giản dị như vậy!
Nghệ sĩ của nhân dân
Người nghệ sĩ nhân hậu từng ghi dấu ấn vào lòng khán giả điện ảnh Việt nhiều thế hệ với bộ phim truyện đầu tiên của nền điện ảnh Việt Nam như “Chung một dòng sông” và sau này là hàng loạt vai diễn để đời trong “Mẹ chồng tôi,” “Sao tháng Tám,” “Tướng về hưu”... Bà còn được nhớ đến với vô số vai diễn làm bà, làm mẹ với nụ cười đôn hậu và chất phác rất… nông dân.
Mặc dù đã về hưu gần bốn mươi năm nay với công việc bán cây cảnh kiêm bán quán trà nhỏ trên phố Hoàng Hoa Thám. NSƯT Thu An từng tâm sự rằng nhiều người quan niệm làm diễn viên phải vào vai chính nhưng với bà, vai nào cũng được, miễn là được sống với nghề.
Người nghệ sĩ của nông dân này là người Hà Nội gốc, từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ biết đến đồng áng. Vậy mà sự hóa thân tài tình vào vai nông dân đến nỗi nhà nông xem cũng thấy bà lão Thu An như “người đồng mình.”
Ngày mai, 6/10/2011 tại nhà tang lễ Bệnh viện E Hà Nội, các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên ở Hà Nội cùng khán giả sẽ lưu luyến tiễn đưa người nghệ sĩ chưa có danh hiệu nghệ sĩ nhân dân nhưng đã thực là nghệ sĩ của nhân dân.
Nghệ sĩ Lê Mai nói về “đàn chị” Thu An
Nhiều người trong chúng tôi tham gia đóng phim truyền hình nhưng thực chất đều “xuất thân” từ sân khấu, nhưng bác Thu An thì đúng là “dân điện ảnh” từ đầu đấy. Tôi nhớ vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX, bác Thu An sang đoàn kịch Hà Nội của chúng tôi để xin chuyển vào đoàn vì “thích kịch nói” như bác ấy đã từng chia sẻ.
Tôi có những kỷ niệm gắn bó với bác ấy trong nghề nghiệp rất đặc biệt. Tuy tôi kém bác Thu An 10 tuổi nhưng tôi là một trong những diễn viên có nghề đóng vai già. Năm 22 tuổi tôi đã đóng vai mẹ của diễn viên Thanh Tú. Chính vì vậy mà khi bác Thu An vào vai mẹ thì tôi luôn được phân công đóng cặp với bác Thu An trong một vai. Ví dụ như đêm nay bác ấy diễn thì đêm sau đến lượt tôi. Hoặc khi một trong hai người có ai ốm mệt thì người kia thay vai.
Nhưng đó chỉ là một giai đoạn không dài vì sau này bác Thu An sang tham gia đào tạo ở trường sân khấu. Khi ấy cùng với các bác Thúy Ái, Hạc Đính, nghệ sĩ Thu An đã góp phần đào tạo các lứa diễn viên trẻ.
Những năm gần đây, tôi và bác Thu An toàn vào những vai rất trái nhau. Đó là khi tôi đóng vai người mẹ ghê gớm hành hạ người giúp việc của con mình. Trong phim, tôi gây sự rồi đuổi bà “ôsin” về quê. Bà giúp việc ấy là bác Thu An. Khi diễn, vai tôi đóng cứ tha hồ nhiếc móc, còn bà giúp việc bị hắt hủi chỉ ngậm ngùi quệt nước mắt, lùi lũi ra đi đến là tội.
Nhưng khi ngừng quay thì bác Thu An như một người khác. Điều này, tôi nghĩ là nhiều khán giả không biết về bác Thu An sẽ lấy làm lạ. Bác ấy rất nhanh nhẹn, sắc sảo và vô cùng sinh động. Tuyệt đối không cam chịu kiểu khổ sở như các vai mà bác đóng. Tài thật đấy! Bác Thu An mà nói chuyện là hua tay, trầm bổng và sôi nổi lạ kỳ. Sự hóm hỉnh, hài hước khiến cho không ai nghĩ trước ống kính lại là một bà Thu An trầm lắng, nhẫn nhục, mắt nhìn xuống chịu đựng.
Tôi còn vào vai con dâu của bác Thu An. Ở vai đó tôi cậy chồng là thứ trưởng, tôi bày ra trò mừng thượng thọ mẹ chồng để thu phong bì. Người mẹ ấy là bác Thu An. Trong phim, khi bà mẹ biết mình bị lợi dụng trong âm mưu tham lam đã rất buồn. Bác Thu An diễn rất đạt tâm trạng bà cụ ấy. Vai đó không khổ vì nghèo nhưng lại khổ về tinh thần.
Nghĩ cũng tội vì không hiểu sao suốt đời bác Thu An toàn vào vai khổ, rất khốn khổ. Ai xem cũng phải thương. Nhưng bạn diễn cùng nhau xem thì thấy nể thật. Bác Thu An diễn cứ như không diễn. Người ngoài tưởng đời sống như thế nào cứ vào phim như thế. Nhưng phải là chúng tôi mới thấy bác Thu An trong vai những người nông dân, dễ tính và cam chịu rất khác bác ngoài đời. Tôi nghĩ đó là nghệ sĩ đích thực.
Nghệ sĩ Kim Xuyến: “Bà Thu An-con người vất vả!”
Cách đây khoảng một tháng, tôi lên Hoàng Hoa Thám thăm bà Thu An. Bà Thu An nằm trên giường gầy lắm mà lúc đó bà cũng lẫn mất rồi. Bà Thu An nằm một mình ở nhà vì con cái còn vất vả làm ăn, nhìn bà rất thương vì tuổi cao sức yếu không thể thay đổi được. Ngoài đời, bà Thu An không dễ tính xuê xoa đâu. Bà rất sắc sảo và hết mình với mọi việc.
Bà sống không hề khéo léo hay kiểu cách gì. Bữa nào thích thì ăn thoải mái, nói chuyện thì rất cá tính. Thế nên bà không phải là kiểu người làm vừa lòng mọi người. Bà Thu An mất, phim truyền hình thiếu đi một gương mặt nhân hậu đáng quý và chúng tôi-lớp đàn em của bà cũng mất một người chị nhọc nhằn nhưng rất yêu nghề.
Ngày mai, tôi sẽ đi viếng bà Thu An. Thương quá, bà Thu An là một con người có đời sống vất vả, cũng từng trải qua nhiều sóng gió. Nhưng qua các vai diễn bà thể hiện, bà luôn làm cho người khác thấy tin vào lòng tốt của con người./.
Nguyễn Anh (Vietnam+)