Nuôi thành công hai loài tê tê ở vườn Cúc Phương

Vườn quốc gia Cúc Phương là cơ sở duy nhất tại Việt Nam đã nuôi thành công hai loài tê tê Châu Á bằng nguồn thức ăn nhân tạo.
Trong công tác bảo tồn các loài động vật, Vườn quốc gia Cúc Phương là cơ sở duynhất tại Việt Nam đã nghiên cứu nuôi thành công hai loài tê tê châu Á bằng nguồnthức ăn nhân tạo và cho sinh sản thành công trong điều kiện nuôi nhốt.

Vườn quốc gia Cúc Phương đang bảo tồn 150 cá thể của 15 loài và phân loài linhtrưởng quý hiếm của Việt Nam, trong đó có 9 loài sinh sản và nuôi dưỡng thànhcông trong điều kiện nuôi nhốt, là kết quả hiếm có đối với các loài vượn vàvoọc.

Thực hiện chương trình bảo tồn rùa, Vườn là nơi đầu tiên cho sinh sản thành công11 loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam và đang cứu hộ và chăm sóc 20 loài rùacủa Việt Nam. Hàng năm vườn tổ chức thả tự nhiên cho hàng trăm cá thể được cứuhộ và sinh sản tại đây, góp phần bảo tồn các loài rùa có nguy cơ tuyệt chủng.

Vườn còn triển khai bảo tồn nguồn gen và thả lại tự nhiên để phục hồi loài hươusao và nai có trong rừng tự nhiên Cúc Phương. Những loài động vật như nhím, gàlôi trắng, gà rừng... đang sinh trưởng và sinh sản rất tốt tại Cúc Phương.

Trong những năm qua, Vườn đã cung cấp nguồn giống những loài động vật này chocộng đồng dân cư để phát triển kinh tế, mở ra hướng đi mới phù hợp với điều kiệntự nhiên của vùng.

Để sưu tập gây giống các loài cây quý hiếm phục vụ lưu giữ nguồn gen, Vườn quốcgia Cúc Phương đã xây dựng một vườn cây thực vật với diện tích 180ha, sưu tậptrồng được 811 loài cây. Trong đó có 210 loài cây gỗ Cúc Phương, 85 loài cây gỗở các vùng khác của Việt Nam, 5 loài nhập nội, 25 loài cây thuộc họ ráy của CúcPhương, 20 loài cây ăn quả, 15 loài tre trúc, 15 loài cau dừa, 296 loài câythuốc và 140 loài lan. Hiện nhiều loài cây phát triển tốt, cung cấp giống chocác chương trình trồng rừng trong khu vực và trên cả nước.

Vườn quốc gia Cúc Phương hiện có gần 2.200 loài thực vật bậc cao thuộc 1.007chi, 223 họ của 7 ngành. Trong đó có 118 loài quý hiếm, 433 loài cây làm thuốc,229 loài cây ăn được... Đặc biệt, trong số các loài mới được phát hiện có 2 chithực vật mới cho Việt Nam, 1 chi mới và 1 loài mới cho khoa học. Số lượng độngvật không xương sống tại Cúc Phương có 1899 loài với 454 loài bộ cánh cứng, 378loài bộ cánh vẩy, 314 loài bộ cánh màng...

Cúc Phương còn là nơi cư trú của 661 loài động vật có xương sống, gồm 136 loàilớp thú, 336 loài lớp chim, 76 loài lớp bò sát, 46 loài lớp lưỡng cư và lớp cácó 66 loài. Trong đó có 64 loài trong sách đỏ Việt Nam, 33 loài trong danh mụcSách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Đặc biệt có ba loàiđặc hữu của Cúc Phương mới phát hiện cho khoa học là sóc bụng đỏ đuôi hoe, cániết và thằn lằn tai Cúc Phương./.

Lưu Thanh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.

Đàn Cò Ốc xuất hiện trên cánh đồng xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã.

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Giữa không gian núi đồi hùng vỹ ngút ngàn, cỏ tranh phủ một màu trắng muốt, đung đưa theo làn gió tạo nên khung cảnh thơ mộng tại xã vùng cao Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.