Phát hiện loài tê giác sắp tuyệt chủng sau 26 năm

Loài tê giác hiếm Sumatra từng được liệt vào động vật sắp tuyệt chủng cao, đã được phát hiện tại Indonesia, sau 26 năm vắng bóng.
Các nhà bảo tồn thiên nhiên Indonesia ngày 9/8 cho biết loài tê giác hiếmSumatra từng được liệt vào danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao, đãđược phát hiện tại khu vực bảo tồn rừng Leuser thuộc tỉnh Aceh nước này, sau 26năm vắng bóng.

Qũy Quốc tế Leuser (LIF) cho biết trong một cuộc khảo sát, đội kiểm lâmcủa LIF đã phát hiện sự hiện diện của loài vật hai sừng này thông qua việc lắpđặt các camera bí mật tại nhiều nơi khác nhau của khu rừng.

Hơn 1.000 hình ảnh thu thập được cho thấy loài tê giác hiếm này đang sinhsống rất tốt tại khu rừng này và số lượng có thể là từ 7 đến 25 con.

Tuy nhiên, các nhà bảo tồn thiên nhiên cảnh báo sự sống của loài động vậtquý hiếm này đang bị đe dọa nghiêm trọng do các hoạt động săn bắt trái phép đangngày càng gia tăng tại khu vực này.

Tê giác Sumatra của Indonesia là loài nhỏ nhất và nguyên thủy nhất trongtất cả các loài tê giác trên thế giới.

Quỹ Tê giác Quốc tế (IRF) cho biết từ năm 1996, tê giác Sumatra được liệtvào danh sách một trong những loài vật có nguy cơ truyệt chủng cao nhất, cầnđược bảo vệ nghiêm ngặt.

Số lượng của chúng trong môi trường hoang dã đã giảm tới 50% trong vòng 20năm qua do nạn săn bắt và tình trạng thu hẹp môi trường sống.

Hiện, hệ sinh thái Leuser là "mái nhà chung" của khoảng 710 loài động vậtkhác nhau, trong đó có 180 loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Đây cũng là nơi duy nhất trên thế giới loài tê giác Sumatra, đười ươiSumatra, hổ Sumatra, Sumatra voi và gấu Malayan CN...được sống cùng nhau trongmôi trường tự nhiên./.

Thạch Thảo (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.

Đàn Cò Ốc xuất hiện trên cánh đồng xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã.

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Giữa không gian núi đồi hùng vỹ ngút ngàn, cỏ tranh phủ một màu trắng muốt, đung đưa theo làn gió tạo nên khung cảnh thơ mộng tại xã vùng cao Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.