Một núi băng lớn tách ra khỏi dòng sông băng Mertz ở phía Đông Nam Cực đã tiết lộ sự đa dạng của một thế giới gồm các dạng sống mới.
Núi băng trên, dài 78km và rộng khoảng 36km, có diện tích lớn bằng công quốc Luxembourg và nặng khoảng một tỷ tấn, tách ra khỏi sông băng Mertz vào năm ngoái sau khi bị một núi băng trôi khổng lồ khác có ký hiệu B9B, vốn tách ra khỏi Nam Cực từ năm 1987, va vào.
Vụ va chạm này đã phát lộ một phần của Nam Cực mà trước đó bị bao phủ bởi lớp băng dày hàng trăm mét.
Trong mùa Hè vừa qua, các nhà khoa học Australia đã có thể triển khai lắp đặt các camera ngầm dưới nước ở vị trí mà trước đó từng là sông băng Mertz Glacier Tonge. Họ đã phát hiện nhiều loài sinh vật biển mới, trong đó có bọt biển, cá và sao biển với kích cỡ bằng nắp tròn đậy trục bánh xe.
Ngoài ra, các nhà hải dương học thuộc Cơ quan nghiên cứu Nam Cực Australia cũng phát hiện rằng độ mặn của vùng biển xung quanh sông băng nói trên đã giảm xuống, và hy vọng trong thời gian tới có thể biết được hiện tượng thiên nhiên này ảnh hưởng đến dòng chảy của các đại dương như thế nào, đồng thời sử dụng thông tin này để dự báo sự thay đổi của khí hậu.
Từ khi bị tách ra, cùng với tảng băng B9B, băng sơn mới trôi trong vùng biển lạnh, rất mặn của vùng Nam Băng Dương. Nếu bị "kẹt" lại vùng biển này mà không trôi lên phía Bắc, chúng sẽ tồn tại rất lâu mà không tan hết, nhưng cũng chính vì thế chúng sẽ làm xáo trộn khí hậu toàn cầu.
Ngoài việc có thể làm cho mùa Đông vùng bắc Đại Tây Dương ít lạnh hơn, tảng băng có thể tác hại đến các dạng sống phong phú nhiều sinh vật của vùng biển gần Melbourne của Australia, nhất là một quần thể chim cánh cụt emperor gần Dumont d’Urville, một trạm nghiên cứu khoa học của Pháp.
Các nhà khoa học cho rằng các chu kỳ tự nhiên và thay đổi thời tiết do con người gây ra khiến các băng sơn liên tục bị vỡ ra. Khí hậu nóng ấm làm nước biển tăng nhiệt độ, các băng sơn trở nên kém vững chắc hơn./.
Núi băng trên, dài 78km và rộng khoảng 36km, có diện tích lớn bằng công quốc Luxembourg và nặng khoảng một tỷ tấn, tách ra khỏi sông băng Mertz vào năm ngoái sau khi bị một núi băng trôi khổng lồ khác có ký hiệu B9B, vốn tách ra khỏi Nam Cực từ năm 1987, va vào.
Vụ va chạm này đã phát lộ một phần của Nam Cực mà trước đó bị bao phủ bởi lớp băng dày hàng trăm mét.
Trong mùa Hè vừa qua, các nhà khoa học Australia đã có thể triển khai lắp đặt các camera ngầm dưới nước ở vị trí mà trước đó từng là sông băng Mertz Glacier Tonge. Họ đã phát hiện nhiều loài sinh vật biển mới, trong đó có bọt biển, cá và sao biển với kích cỡ bằng nắp tròn đậy trục bánh xe.
Ngoài ra, các nhà hải dương học thuộc Cơ quan nghiên cứu Nam Cực Australia cũng phát hiện rằng độ mặn của vùng biển xung quanh sông băng nói trên đã giảm xuống, và hy vọng trong thời gian tới có thể biết được hiện tượng thiên nhiên này ảnh hưởng đến dòng chảy của các đại dương như thế nào, đồng thời sử dụng thông tin này để dự báo sự thay đổi của khí hậu.
Từ khi bị tách ra, cùng với tảng băng B9B, băng sơn mới trôi trong vùng biển lạnh, rất mặn của vùng Nam Băng Dương. Nếu bị "kẹt" lại vùng biển này mà không trôi lên phía Bắc, chúng sẽ tồn tại rất lâu mà không tan hết, nhưng cũng chính vì thế chúng sẽ làm xáo trộn khí hậu toàn cầu.
Ngoài việc có thể làm cho mùa Đông vùng bắc Đại Tây Dương ít lạnh hơn, tảng băng có thể tác hại đến các dạng sống phong phú nhiều sinh vật của vùng biển gần Melbourne của Australia, nhất là một quần thể chim cánh cụt emperor gần Dumont d’Urville, một trạm nghiên cứu khoa học của Pháp.
Các nhà khoa học cho rằng các chu kỳ tự nhiên và thay đổi thời tiết do con người gây ra khiến các băng sơn liên tục bị vỡ ra. Khí hậu nóng ấm làm nước biển tăng nhiệt độ, các băng sơn trở nên kém vững chắc hơn./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)