"Sự thiếu thiện chí đầy ngoan cố của Trung Quốc tạo cơ hội cho Mỹ"

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đã tạo cơ hội cho Mỹ nhen nhóm lại "hệ thống liên minh" trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và vô hiệu hóa ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
"Sự thiếu thiện chí đầy ngoan cố của Trung Quốc tạo cơ hội cho Mỹ" ảnh 1Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc cố tình cắt mũi tàu Cảnh sát biển Việt Nam để tạo đâm va. (Ảnh: TTXVN)

Mạng tin PhilStar.com ngày 26/5 dẫn lời chuyên gia an ninh Australia, Giáo sư Alan Dupont thuộc trường Đại Học New South Wales, cho rằng tuyên bố tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đã tạo cơ hội cho Mỹ nhen nhóm lại "hệ thống liên minh" trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và vô hiệu hóa ảnh hưởng trên biển ngày càng tăng của Trung Quốc.

Giáo sư Alan Dupont nói rằng lập trường cứng rắn của Trung Quốc trong tranh chấp biển đã thách thức "tính vượt trội" của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Ông Dupont cho biết 5 trong số 10 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia và Brunei, có tranh chấp biển nghiêm trọng hoặc tiềm ẩn nghiêm trọng với Trung Quốc, cùng với Nhật Bản và hai miền Triều Tiên.

Sự thiếu thiện chí đầy ngoan cố của Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp với các quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ không kém về lãnh thổ và tài nguyên trên biển mà Trung Quốc thèm muốn, đã cho Mỹ cơ hội tái hồi phục hệ thống liên minh tại Đông Á, cũng như tạo thế cân bằng một cách có hiệu quả hơn nhằm đối phó Trung Quốc.

Ông Dunpont nhận định rằng Trung Quốc không nhìn ra chính sách tái cân bằng của Mỹ và có thể bị cô lập bởi chính những quốc gia có tranh chấp chủ quyền với mình.

Theo Giáo sư Dunpont, Bắc Kinh dường như tin rằng khi Mỹ bị phân tâm bởi những thách thức về chính sách ngoại giao trong và ngoài nước, nỗ lực gây sức ép nhằm tạo ảnh hưởng về địa chính trị của họ lên các nước láng giềng nhỏ hơn và yếu hơn sẽ mang lại nguồn tài nguyên, lãnh thổ và sự vượt trội trong khu vực, những thứ họ cho là "tài sản hợp pháp" của mình.

Yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là "tính toán sai lầm," có thể phản tác dụng, và Bắc Kinh đang phải đối mặt với tình trạng bị cô lập trong khu vực bởi vì các quốc gia khác đã phòng vệ chống lại Trung Quốc khi mà sự trỗi dậy của nước này bắt đầu trở thành mối đe dọa hơn là sự bình yên./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục