Ngày 19/6 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo “Hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam-Nhật Bản: Thành tựu và triển vọng.”
Đây là một trong chuỗi các hoạt động do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản.
Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, một số quan chức cao cấp của Nhật Bản, đại diện các bộ, ngành liên quan của Việt Nam và Nhật Bản, các nhà khoa học và doanh nghiệp hai nước.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân nêu rõ, kể từ khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2009, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu trên nhiều lĩnh vực.
Cùng với sự phát triển không ngừng của quan hệ hợp tác giữa hai nước trong chặng đường đó, hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ giữa hai nước cũng phát triển tốt đẹp, ngày càng đa dạng, đi vào chiều sâu và hiệu quả.
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng hai bên cần có sự quan tâm hơn nữa nhằm thúc đẩy hợp tác khoa học và công nghệ trong thời gian tới cho tương xứng với tiềm năng hợp tác giữa hai nước và thúc đẩy hợp tác có trọng tâm cho từng giai đoạn. Bên cạnh việc thúc đẩy hợp tác song phương trong các khuôn khổ hợp tác khoc học và công nghệ đã được thiết lập giữa hai nước, Việt Nam và Nhật Bản cùng cần gia tăng sự tham gia vào các cơ chế hợp tác khoa học và công nghệ đa phương đã và mới được hình thành.
“Có thể nói rằng Việt Nam và Nhật Bản đang có những điều kiện hết sức thuận lợi cần được khai thác để đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác về khoa học và công nghệ. Trong số đó, một yếu tố quan trọng là Việt Nam đã có một đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ được đào tạo bài bản tại Nhật Bản, nhiều người trong số đó đang làm việc và giữ những trọng trách tại các Viện nghiên cứu, trường đại học hay các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như tại Việt Nam. Đây chính là tiền đề tốt cho việc tăng cường các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản vào Việt Nam nhằm góp phần phát triển mối quan hệ toàn diện của cả hai nước,” Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh.
Nguyên Thủ tướng Nhật Bản, Chủ tịch Viện nghiên cứu Khối cộng đồng Đông Á Hatoyama Yukio khẳng định, khoa học công nghệ là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh hai quốc gia Việt Nam-Nhật Bản đang tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược. Trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và hợp tác nhân lực, Nhật Bản sẽ ưu tiên cho các lĩnh vực mà hiện Việt Nam còn yếu hoặc cần tập trung phát triển như điện nguyên tử.
“Trong thảm họa động đất sóng thần vừa qua, Nhật Bản đã xảy ra sự cố nhà máy điện hạt nhân rất hy hữu. Hiện tại chúng tôi vẫn đang tiến hành nghiên cứu làm rõ và xử lý sự cố đó. Lĩnh vực điện nguyên tử là lĩnh vực Nhật Bản đứng đầu thế giới. Sự cố vừa qua là cơ hội để Nhật Bản xây dựng một thể chế quản lý an toàn nhất thế giới,” ông Hatoyama Yukio chia sẻ.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung đánh giá kết quả hợp tác nghiên cứu chung và định hướng các lĩnh vực ưu tiên hợp tác Việt Nam-Nhật Bản về khoa học và công nghệ trong thời gian tới. Trong thời gian qua, hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam-Nhật Bản đã đạt những bước tiến đáng khích lệ. Hiệp định Chính phủ về hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam-Nhật Bản được ký năm 2006 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức khoa học và công nghệ của hai nước.
Đến nay, nhiều tổ chức nghiên cứu và phát triển của Việt Nam-Nhật Bản đã có những quan hệ hợp tác tốt. Nhiều chương trình, dự án hợp tác về khoa học và công nghệ giữa hai nước đã và đang tích cực được triển khai thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề chung của cả hai nước trên cơ sở nhu cầu hợp tác và thế mạnh của mỗi bên.
Thông qua các chương trình, dự án hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam-Nhật Bản, nhiều vấn đề khoa học và công nghệ mà hai nước cùng quan tâm đã từng bước được giải quyết, đồng thời góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng lực và tiềm lực khoa học và công nghệ của Việt Nam.
Nằm trong chuỗi các các hoạt động do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức nhân kỷ niệm niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản còn có tọa đàm “Cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam” nhằm giới thiệu về cơ chế, chính sách ưu đãi của Chính phủ Việt Nam đối với doanh nghiệp đổi mới công nghệ và đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam; Triển lãm trưng bày các kết quả, sản phẩm hợp tác nghiên cứu Việt Nam-Nhật Bản về khoa học và công nghệ trong thời gian qua và giới thiệu một số công nghệ mới của gần 30 đơn vị trong và ngoài nước…/.
Đây là một trong chuỗi các hoạt động do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản.
Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, một số quan chức cao cấp của Nhật Bản, đại diện các bộ, ngành liên quan của Việt Nam và Nhật Bản, các nhà khoa học và doanh nghiệp hai nước.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân nêu rõ, kể từ khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2009, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu trên nhiều lĩnh vực.
Cùng với sự phát triển không ngừng của quan hệ hợp tác giữa hai nước trong chặng đường đó, hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ giữa hai nước cũng phát triển tốt đẹp, ngày càng đa dạng, đi vào chiều sâu và hiệu quả.
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng hai bên cần có sự quan tâm hơn nữa nhằm thúc đẩy hợp tác khoa học và công nghệ trong thời gian tới cho tương xứng với tiềm năng hợp tác giữa hai nước và thúc đẩy hợp tác có trọng tâm cho từng giai đoạn. Bên cạnh việc thúc đẩy hợp tác song phương trong các khuôn khổ hợp tác khoc học và công nghệ đã được thiết lập giữa hai nước, Việt Nam và Nhật Bản cùng cần gia tăng sự tham gia vào các cơ chế hợp tác khoa học và công nghệ đa phương đã và mới được hình thành.
“Có thể nói rằng Việt Nam và Nhật Bản đang có những điều kiện hết sức thuận lợi cần được khai thác để đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác về khoa học và công nghệ. Trong số đó, một yếu tố quan trọng là Việt Nam đã có một đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ được đào tạo bài bản tại Nhật Bản, nhiều người trong số đó đang làm việc và giữ những trọng trách tại các Viện nghiên cứu, trường đại học hay các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như tại Việt Nam. Đây chính là tiền đề tốt cho việc tăng cường các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản vào Việt Nam nhằm góp phần phát triển mối quan hệ toàn diện của cả hai nước,” Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh.
Nguyên Thủ tướng Nhật Bản, Chủ tịch Viện nghiên cứu Khối cộng đồng Đông Á Hatoyama Yukio khẳng định, khoa học công nghệ là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh hai quốc gia Việt Nam-Nhật Bản đang tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược. Trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và hợp tác nhân lực, Nhật Bản sẽ ưu tiên cho các lĩnh vực mà hiện Việt Nam còn yếu hoặc cần tập trung phát triển như điện nguyên tử.
“Trong thảm họa động đất sóng thần vừa qua, Nhật Bản đã xảy ra sự cố nhà máy điện hạt nhân rất hy hữu. Hiện tại chúng tôi vẫn đang tiến hành nghiên cứu làm rõ và xử lý sự cố đó. Lĩnh vực điện nguyên tử là lĩnh vực Nhật Bản đứng đầu thế giới. Sự cố vừa qua là cơ hội để Nhật Bản xây dựng một thể chế quản lý an toàn nhất thế giới,” ông Hatoyama Yukio chia sẻ.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung đánh giá kết quả hợp tác nghiên cứu chung và định hướng các lĩnh vực ưu tiên hợp tác Việt Nam-Nhật Bản về khoa học và công nghệ trong thời gian tới. Trong thời gian qua, hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam-Nhật Bản đã đạt những bước tiến đáng khích lệ. Hiệp định Chính phủ về hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam-Nhật Bản được ký năm 2006 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức khoa học và công nghệ của hai nước.
Đến nay, nhiều tổ chức nghiên cứu và phát triển của Việt Nam-Nhật Bản đã có những quan hệ hợp tác tốt. Nhiều chương trình, dự án hợp tác về khoa học và công nghệ giữa hai nước đã và đang tích cực được triển khai thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề chung của cả hai nước trên cơ sở nhu cầu hợp tác và thế mạnh của mỗi bên.
Thông qua các chương trình, dự án hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam-Nhật Bản, nhiều vấn đề khoa học và công nghệ mà hai nước cùng quan tâm đã từng bước được giải quyết, đồng thời góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng lực và tiềm lực khoa học và công nghệ của Việt Nam.
Nằm trong chuỗi các các hoạt động do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức nhân kỷ niệm niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản còn có tọa đàm “Cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam” nhằm giới thiệu về cơ chế, chính sách ưu đãi của Chính phủ Việt Nam đối với doanh nghiệp đổi mới công nghệ và đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam; Triển lãm trưng bày các kết quả, sản phẩm hợp tác nghiên cứu Việt Nam-Nhật Bản về khoa học và công nghệ trong thời gian qua và giới thiệu một số công nghệ mới của gần 30 đơn vị trong và ngoài nước…/.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN)