Con tàu bí ẩn mang kí hiệu X-37B của Không quân Mỹ ngày 16/6 đã hạ cánh tại một sân bay quân sự ở bang California sau 15 tháng hoạt động trên quỹ đạo Trái Đất.
Tàu X-3B có hình dáng gần giống với các tàu con thoi mà Cơ quan hàng không vũ trụ NASA đã sử dụng cho các chuyến bay vào không gian trước đây. Tuy nhiên, tàu X-37B không có người lái và nhiệm vụ của con tàu này hoàn toàn bí mật.
Tàu được phóng đi từ tháng 3/2011. Các quan chức chỉ cho biết là con tàu đã thực hiện các thí nghiệm trên quỹ đạo nhưng không tiết lộ chi tiết cụ thể.
Trung tá Tom McIntyre, giám đốc chương trình X-37B, chỉ nói rằng: "Chúng tôi tự hào với những nỗ lực thành công của cả nhóm đã thực hiện nhiệm vụ một cách xuất sắc."
Quan chức này cũng cho biết khả năng quay trở lại của con tàu đã cho phép Không quân Mỹ thử nghiệm các công nghệ mới mà không bị các rủi ro như các chương trình khác.
Đây là con tàu bí mật thứ hai được đưa lên quỹ đạo của Không quân Mỹ. Năm 2010, một con tàu không người lái tương tự đã trở lại trái đất sau 7 tháng trên quỹ đạo với quãng đường bay 91 triệu dặm.
Hiện Không quân Mỹ đã có kế hoạch đưa con tàu thứ nhất này trở lại không gian trong năm nay, mặc dù thời gian cụ thể chưa được công bố.
Hai con tàu X-37B là một phần trong một chương trình quân sự của Mỹ nhằm thử nghiệm các công nghệ tàu không gian điều khiển từ xa. Mặc dù Không quân Mỹ luôn tuyên bố rằng mục tiêu chỉ là để thử nghiệm tàu không gian, nhưng trên đó còn có các phương tiện bí mật khiến xuất hiện nhiều lời đồn đoán về mục tiêu cuối cùng của nó.
Một số người dựa vào tầm quỹ đạo thấp và góc bay để cho rằng con tàu này mang theo một thiết bị cảm biến vệ tinh do thám, với nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo chứ không phải viễn thông.
Nhà thiên văn học của đại học Harvard Jonathan McDowell, phụ trách một chương trình chuyên theo dõi các chương trình phóng vệ tinh và thiết bị lên không gian, cho rằng có thể tàu X-37B đang thử nghiệm một thiết bị thu thập hình ảnh mới.
Joan Johnson-Freese, giáo sư về các vấn đề an ninh quốc gia tại trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân Mỹ, cho rằng con tàu này cho phép Mỹ có "mắt" ở các khu vực xung đột trên thế giới nhanh hơn so với các vệ tinh./.
Tàu X-3B có hình dáng gần giống với các tàu con thoi mà Cơ quan hàng không vũ trụ NASA đã sử dụng cho các chuyến bay vào không gian trước đây. Tuy nhiên, tàu X-37B không có người lái và nhiệm vụ của con tàu này hoàn toàn bí mật.
Tàu được phóng đi từ tháng 3/2011. Các quan chức chỉ cho biết là con tàu đã thực hiện các thí nghiệm trên quỹ đạo nhưng không tiết lộ chi tiết cụ thể.
Trung tá Tom McIntyre, giám đốc chương trình X-37B, chỉ nói rằng: "Chúng tôi tự hào với những nỗ lực thành công của cả nhóm đã thực hiện nhiệm vụ một cách xuất sắc."
Quan chức này cũng cho biết khả năng quay trở lại của con tàu đã cho phép Không quân Mỹ thử nghiệm các công nghệ mới mà không bị các rủi ro như các chương trình khác.
Đây là con tàu bí mật thứ hai được đưa lên quỹ đạo của Không quân Mỹ. Năm 2010, một con tàu không người lái tương tự đã trở lại trái đất sau 7 tháng trên quỹ đạo với quãng đường bay 91 triệu dặm.
Hiện Không quân Mỹ đã có kế hoạch đưa con tàu thứ nhất này trở lại không gian trong năm nay, mặc dù thời gian cụ thể chưa được công bố.
Hai con tàu X-37B là một phần trong một chương trình quân sự của Mỹ nhằm thử nghiệm các công nghệ tàu không gian điều khiển từ xa. Mặc dù Không quân Mỹ luôn tuyên bố rằng mục tiêu chỉ là để thử nghiệm tàu không gian, nhưng trên đó còn có các phương tiện bí mật khiến xuất hiện nhiều lời đồn đoán về mục tiêu cuối cùng của nó.
Một số người dựa vào tầm quỹ đạo thấp và góc bay để cho rằng con tàu này mang theo một thiết bị cảm biến vệ tinh do thám, với nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo chứ không phải viễn thông.
Nhà thiên văn học của đại học Harvard Jonathan McDowell, phụ trách một chương trình chuyên theo dõi các chương trình phóng vệ tinh và thiết bị lên không gian, cho rằng có thể tàu X-37B đang thử nghiệm một thiết bị thu thập hình ảnh mới.
Joan Johnson-Freese, giáo sư về các vấn đề an ninh quốc gia tại trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân Mỹ, cho rằng con tàu này cho phép Mỹ có "mắt" ở các khu vực xung đột trên thế giới nhanh hơn so với các vệ tinh./.
Đỗ Thúy/Washington (Vietnam+)