Tàu vũ trụ Hằng Nga 2 đã thực hiện thành công một sứ mệnh cho Trung Quốc khi bay qua tiểu hành tinh Toutatis cách Trái Đất 7 triệu km.
Đây là lần đầu tiên một tàu vũ trụ không người lái từ Trái Đất bay qua tiểu hành tinh này ở khoảng cách gần như vậy.
Cục khoa học, công nghệ và công nghiệp quốc phòng Trung Quốc (SASTIND) ngày 15/12 cho biết tàu Hằng Nga 2 bay qua tiểu hành tinh Toutatis vào lúc 16 giờ 30 phút (8 giờ 30 phút giờ GMT) ngày 13/12. Với động thái này, Trung Quốc là nước thứ tư sau Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản có thể khám phá một tiểu hành tinh bằng tàu vũ trụ.
Theo thông báo của SASTIND, tàu Hằng Nga 2 bay ngang qua tiểu hành tinh Toutatis ở khoảng cách chỉ 3,2km và chụp những bức ảnh về thiên thể này ở tốc độ tương đối là 10,73 km/giây. Tàu này sẽ tiếp tục hành trình bay sâu vào vũ trụ và dự kiến sẽ đến vị trí cách Trái Đất hơn 10 triệu km vào tháng 1/2013.
Tàu Hằng Nga 2 được phóng ngày 1/10/2010 từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương và sau đó bay quanh quỹ đạo Mặt Trăng để thực hiện nhiệm vụ thăm dò phức tạp hơn so với Hằng Nga 1.
Sau đó, Hằng Nga 2 rời quỹ đạo Mặt Trăng để đến điểm Điểm L2 của Mặt Trời–Trái đất rồi tiếp tục bay đến Toutatis./.
Đây là lần đầu tiên một tàu vũ trụ không người lái từ Trái Đất bay qua tiểu hành tinh này ở khoảng cách gần như vậy.
Cục khoa học, công nghệ và công nghiệp quốc phòng Trung Quốc (SASTIND) ngày 15/12 cho biết tàu Hằng Nga 2 bay qua tiểu hành tinh Toutatis vào lúc 16 giờ 30 phút (8 giờ 30 phút giờ GMT) ngày 13/12. Với động thái này, Trung Quốc là nước thứ tư sau Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản có thể khám phá một tiểu hành tinh bằng tàu vũ trụ.
Theo thông báo của SASTIND, tàu Hằng Nga 2 bay ngang qua tiểu hành tinh Toutatis ở khoảng cách chỉ 3,2km và chụp những bức ảnh về thiên thể này ở tốc độ tương đối là 10,73 km/giây. Tàu này sẽ tiếp tục hành trình bay sâu vào vũ trụ và dự kiến sẽ đến vị trí cách Trái Đất hơn 10 triệu km vào tháng 1/2013.
Tàu Hằng Nga 2 được phóng ngày 1/10/2010 từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương và sau đó bay quanh quỹ đạo Mặt Trăng để thực hiện nhiệm vụ thăm dò phức tạp hơn so với Hằng Nga 1.
Sau đó, Hằng Nga 2 rời quỹ đạo Mặt Trăng để đến điểm Điểm L2 của Mặt Trời–Trái đất rồi tiếp tục bay đến Toutatis./.
PV (Vietnam+)