Khi “Ngày hội dân chủ” sắp đến, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi cởi mở với NSƯT Ngô Đặng Hồng Vân và nghệ sĩ cải lương Nguyễn Ngọc Quế Trân. Đây là hai gương mặt tiêu biểu cho hai thế hệ nghệ sĩ sân khấu đã có những cống hiến nên được Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh và Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh tin tưởng đưa vào danh sách đề cử bầu đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa XIII.
NSƯT Hồng Vân: "Tôi biết thử thách với mình sẽ rất lớn"
Thật ra tôi đang rất ngỡ ngàng và hoang mang. Bởi vì tôi biết trách nhiệm của mình, thử thách với mình sẽ rất lớn. Tôi chưa bao giờ tham gia các công việc xã hội ở một mức độ đòi hỏi là người đại diện như thế. Áp lực, thử thách rất lớn nên tôi lo lắng nhiều hơn là phấn khởi.
Tôi biết mình là người cả nghĩ, không làm thì thôi chứ đã làm là rất suy nghĩ, trăn trở. Năm ngoái, tôi được bầu vào vị trí Phó Chủ tịch Hội Sân khấu thành phố hồ Chí Minh, tôi đã thấy lo vì trách nhiệm cần có cao hơn là một người nghệ sĩ bình thường.
Nếu hỏi tôi nếu được bầu thì sẽ làm gì cụ thể cho lĩnh vực mà mình tham gia, thì tôi có thể nói: Tôi có hai việc cụ thể muốn hết lòng góp phần thực hiện trong thời gian tới.
Một là, do thời gian gần đây tôi có cùng đoàn đi lưu diễn ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, tôi thấy các nghệ sĩ trong thành phố Hồ Chí Minh còn vất vả thiệt thòi vì không có địa điểm biểu diễn đủ điều kiện như ngoài đó. Không chỉ so với các nhà hát ở Hà Nội mà ở các tỉnh như Phú Thọ, Hải Phòng, Bắc Ninh cũng có các nhà hát để biểu diễn đẹp và rất phù hợp cho sân khấu phát triển.
Thực tế trong thành phố Hồ Chí Minh, vì ý thức xã hội hóa rất rõ nên khi các đoàn biểu diễn, nhất là các đoàn do cá nhân quản lý, chúng tôi sẵn sàng đi thuê địa điểm. Song không có chỗ đảm bảo điều kiện biểu diễn để yên tâm thuê. Hầu hết là những khán phòng kiểu cho thuê tổ chức hội nghị. Nghệ sĩ kịch phải luôn "gào thét" cùng với nhạc đám cưới náo nhiệt hay sân khấu ca nhạc tưng bừng sát cạnh...
Mong muốn về một nhà hát đẹp cho nghệ thuật sân khấu ở thành phố là vấn đề cấp thiết. Song xin nói thêm là chúng tôi không chỉ yêu cầu về điều kiện. Bởi các nghệ sĩ chúng tôi rất thường xuyên đi biểu diễn không thu phí ở các vùng khó để phục vụ bà con nghèo. Khi không có địa điểm khó mang được vở diễn lớn thì chúng tôi có những tiết mục tấu hài diễn cùng các chương trình tạp kỹ khá linh hoạt và hiệu quả.
Thứ hai, thành phố đã cấp một "cơ ngơi" đất, chúng tôi mong muốn sớm có nguồn kinh phí để xây dựng được một khu dưỡng lão cho nghệ sĩ già neo đơn. Vì trong thành phố của chúng tôi có nhiều nghệ sĩ đơn chiếc về già đang sống rất khổ.
Tôi nghĩ, với hai việc nói trên đã là toàn bộ những mong muốn và trăn trở của tôi để trở thành kế hoạch hành động cụ thể. Đó là, nhà hát cho nghệ sĩ đang làm nghề và nhà tri ân nghệ sĩ cao niên đã có nhiều cống hiến cho sân khấu Việt Nam.
Nghệ sĩ Quế Trân: "Thấy mình rất may mắn!"
Trân đang thấy hồi hộp, nhưng Trân thấy mình rất may mắn vì thời gian gần đây, mới chỉ đi tìm hiểu, dự họp và tự trang bị mà Trân đã thấy mình có thêm được nhiều những kiến thức về xã hội và chính trị rất quý giá.
Được Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh tin tưởng và đề cử Trân thực sự đã rất bất ngờ. Vì Trân đã tham gia mọi hoạt động của Thành đoàn nhưng lại không ý thức về việc sẽ được đề cử.
Bây giờ, Trân hiểu thêm được những điều mà trước đây còn chưa có cơ hội tiếp nhận. Vì là người nghệ sĩ, trân chỉ chú tâm vào ca hát chứ chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm gì to lớn hơn thế.
Trân sẽ trau dồi kiến thức và tập luyện chuyên môn của mình. Trân rất lạc quan vào việc phát triển cải lương. Vì theo Trân, cải lương luôn có khán giả của nó. Khán giả cải lương cũng có “gu” thẩm mĩ khác nhau. Với các bác lớn tuổi thì cải lương là những vở diễn cổ đã nằm lòng, ăn sâu vào máu.
Với khán giả trẻ thì thích cải lương theo cách đã được “dung hòa” giữa truyền thống và hiên jđại. Ví dụ như khán giả trẻ không thể ngồi xem cả mấy giờ một vở cải lương nhưng diễn trích đoạn. Những bài tân cổ giao duyên là món ăn tinh thần được giới trẻ yêu thích.
Trâ nsẽ đóng góp hết sức mình và cùng các đồng nghiệp đem cải lương, cũng là đưa văn hóa truyền thống quý giá của dân tộc đến với các bạn trẻ là một trong những việc đầu tiên mà Trân tâm đắc.
Khi những lời ca, màn diễn chinh phúc được khán giả thì cũng là cách gần gũi để hiểu nguyện vọng của người dân. Đồng thời qua những buổi biểu diễn đó, Trân nghĩ rằng việc kêu gọi, quyên góp từ thiện và lồng ghép tuyên truyền về những việc lớn có ý nghĩa với cộng đồng sẽ rất hiệu quả.
Nếu mình được cử tri tin tưởng bầu thì mình sẽ là một “nhịp cầu” trung thực. Trân sẽ lắng nghe ý kiến của cử tri và với khả năng và quyền hạn cho phép mình sẽ tham gia cùng bà con trong các hoạt động cộng đồng để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trân là người của công chúng, Trân tin rằng nhìn thấy Trân nhiều cử tri sẽ nhận ra. Hy vọng trong số họ đã có những người thương mến mình. Vì thế mà việc tiếp xúc, gần gũi với bà con sẽ dễ dàng hơn. Trân sẽ thuyết phục chân thành, đúng nhiệm vụ chứ không dùng “thế mạnh” ca hát, không ca cải lương để “vận động tranh cử.” Tuy nhiên nếu trong các cuộc tiếp xúc mà cử tri yêu cầu hát tặng thì Trân luôn sẵn sàng.
Trân tâm đắc với câu hát trong vai diễn lịch sử nữ anh hùng Trưng Trắc lúc anh hùng Thi Sách sắp lên giàn lửa: “Việc đáng lo là trường tồn của dòng giống Vua Hùng.” Và một câu ca kêu gọi đùm bọc sẻ chia cùng nhau như đạo lý của dân tộc trong bài “Quê hương mùa nước lũ”: “Bao người trong gió sương, không nhà không chén cơm.” Đây chính là câu mà mỗi chúng ta nên nhớ để hướng về người dân vùng thiên tai./.
NSƯT Hồng Vân: "Tôi biết thử thách với mình sẽ rất lớn"
Thật ra tôi đang rất ngỡ ngàng và hoang mang. Bởi vì tôi biết trách nhiệm của mình, thử thách với mình sẽ rất lớn. Tôi chưa bao giờ tham gia các công việc xã hội ở một mức độ đòi hỏi là người đại diện như thế. Áp lực, thử thách rất lớn nên tôi lo lắng nhiều hơn là phấn khởi.
Tôi biết mình là người cả nghĩ, không làm thì thôi chứ đã làm là rất suy nghĩ, trăn trở. Năm ngoái, tôi được bầu vào vị trí Phó Chủ tịch Hội Sân khấu thành phố hồ Chí Minh, tôi đã thấy lo vì trách nhiệm cần có cao hơn là một người nghệ sĩ bình thường.
Nếu hỏi tôi nếu được bầu thì sẽ làm gì cụ thể cho lĩnh vực mà mình tham gia, thì tôi có thể nói: Tôi có hai việc cụ thể muốn hết lòng góp phần thực hiện trong thời gian tới.
Một là, do thời gian gần đây tôi có cùng đoàn đi lưu diễn ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, tôi thấy các nghệ sĩ trong thành phố Hồ Chí Minh còn vất vả thiệt thòi vì không có địa điểm biểu diễn đủ điều kiện như ngoài đó. Không chỉ so với các nhà hát ở Hà Nội mà ở các tỉnh như Phú Thọ, Hải Phòng, Bắc Ninh cũng có các nhà hát để biểu diễn đẹp và rất phù hợp cho sân khấu phát triển.
Thực tế trong thành phố Hồ Chí Minh, vì ý thức xã hội hóa rất rõ nên khi các đoàn biểu diễn, nhất là các đoàn do cá nhân quản lý, chúng tôi sẵn sàng đi thuê địa điểm. Song không có chỗ đảm bảo điều kiện biểu diễn để yên tâm thuê. Hầu hết là những khán phòng kiểu cho thuê tổ chức hội nghị. Nghệ sĩ kịch phải luôn "gào thét" cùng với nhạc đám cưới náo nhiệt hay sân khấu ca nhạc tưng bừng sát cạnh...
Mong muốn về một nhà hát đẹp cho nghệ thuật sân khấu ở thành phố là vấn đề cấp thiết. Song xin nói thêm là chúng tôi không chỉ yêu cầu về điều kiện. Bởi các nghệ sĩ chúng tôi rất thường xuyên đi biểu diễn không thu phí ở các vùng khó để phục vụ bà con nghèo. Khi không có địa điểm khó mang được vở diễn lớn thì chúng tôi có những tiết mục tấu hài diễn cùng các chương trình tạp kỹ khá linh hoạt và hiệu quả.
Thứ hai, thành phố đã cấp một "cơ ngơi" đất, chúng tôi mong muốn sớm có nguồn kinh phí để xây dựng được một khu dưỡng lão cho nghệ sĩ già neo đơn. Vì trong thành phố của chúng tôi có nhiều nghệ sĩ đơn chiếc về già đang sống rất khổ.
Tôi nghĩ, với hai việc nói trên đã là toàn bộ những mong muốn và trăn trở của tôi để trở thành kế hoạch hành động cụ thể. Đó là, nhà hát cho nghệ sĩ đang làm nghề và nhà tri ân nghệ sĩ cao niên đã có nhiều cống hiến cho sân khấu Việt Nam.
Nghệ sĩ Quế Trân: "Thấy mình rất may mắn!"
Trân đang thấy hồi hộp, nhưng Trân thấy mình rất may mắn vì thời gian gần đây, mới chỉ đi tìm hiểu, dự họp và tự trang bị mà Trân đã thấy mình có thêm được nhiều những kiến thức về xã hội và chính trị rất quý giá.
Được Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh tin tưởng và đề cử Trân thực sự đã rất bất ngờ. Vì Trân đã tham gia mọi hoạt động của Thành đoàn nhưng lại không ý thức về việc sẽ được đề cử.
Bây giờ, Trân hiểu thêm được những điều mà trước đây còn chưa có cơ hội tiếp nhận. Vì là người nghệ sĩ, trân chỉ chú tâm vào ca hát chứ chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm gì to lớn hơn thế.
Trân sẽ trau dồi kiến thức và tập luyện chuyên môn của mình. Trân rất lạc quan vào việc phát triển cải lương. Vì theo Trân, cải lương luôn có khán giả của nó. Khán giả cải lương cũng có “gu” thẩm mĩ khác nhau. Với các bác lớn tuổi thì cải lương là những vở diễn cổ đã nằm lòng, ăn sâu vào máu.
Với khán giả trẻ thì thích cải lương theo cách đã được “dung hòa” giữa truyền thống và hiên jđại. Ví dụ như khán giả trẻ không thể ngồi xem cả mấy giờ một vở cải lương nhưng diễn trích đoạn. Những bài tân cổ giao duyên là món ăn tinh thần được giới trẻ yêu thích.
Trâ nsẽ đóng góp hết sức mình và cùng các đồng nghiệp đem cải lương, cũng là đưa văn hóa truyền thống quý giá của dân tộc đến với các bạn trẻ là một trong những việc đầu tiên mà Trân tâm đắc.
Khi những lời ca, màn diễn chinh phúc được khán giả thì cũng là cách gần gũi để hiểu nguyện vọng của người dân. Đồng thời qua những buổi biểu diễn đó, Trân nghĩ rằng việc kêu gọi, quyên góp từ thiện và lồng ghép tuyên truyền về những việc lớn có ý nghĩa với cộng đồng sẽ rất hiệu quả.
Nếu mình được cử tri tin tưởng bầu thì mình sẽ là một “nhịp cầu” trung thực. Trân sẽ lắng nghe ý kiến của cử tri và với khả năng và quyền hạn cho phép mình sẽ tham gia cùng bà con trong các hoạt động cộng đồng để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trân là người của công chúng, Trân tin rằng nhìn thấy Trân nhiều cử tri sẽ nhận ra. Hy vọng trong số họ đã có những người thương mến mình. Vì thế mà việc tiếp xúc, gần gũi với bà con sẽ dễ dàng hơn. Trân sẽ thuyết phục chân thành, đúng nhiệm vụ chứ không dùng “thế mạnh” ca hát, không ca cải lương để “vận động tranh cử.” Tuy nhiên nếu trong các cuộc tiếp xúc mà cử tri yêu cầu hát tặng thì Trân luôn sẵn sàng.
Trân tâm đắc với câu hát trong vai diễn lịch sử nữ anh hùng Trưng Trắc lúc anh hùng Thi Sách sắp lên giàn lửa: “Việc đáng lo là trường tồn của dòng giống Vua Hùng.” Và một câu ca kêu gọi đùm bọc sẻ chia cùng nhau như đạo lý của dân tộc trong bài “Quê hương mùa nước lũ”: “Bao người trong gió sương, không nhà không chén cơm.” Đây chính là câu mà mỗi chúng ta nên nhớ để hướng về người dân vùng thiên tai./.
Nguyễn Anh (Vietnam+)