Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong xu thế hội nhập, chia sẻ kinh nghiệm phát triển đô thị, ngày 30/10, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng phối hợp với Diễn đàn Đô thị Việt Nam và Liên minh các thành phố thế giới tổ chức hội nghị “Tương lai đô thị Việt Nam - Hành động hôm nay."
Theo Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, đô thị hóa là xu thế tất yếu của mỗi vùng, mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam . Sau 20 năm đổi mới, đô thị Việt Nam đã có bước phát triển nhanh, mạnh về số lượng và quy mô.
Đến nay, Việt Nam có 762 thành phố, thị xã và thị trấn, trong đó có 2 thành phố đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hơn 20 đô thị lớn, vừa và hàng trăm đô thị nhỏ. Tuy nhiên, đô thị Việt Nam còn nhiều hạn chế và đang đối mặt với các vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tác động biến đổi khí hậu. Do đó, việc phát triển đô thị xanh, sinh thái, cân bằng là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay để hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.
Đóng góp kinh nghiệm của Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội các Đô thị Việt Nam Nguyễn Thế Thảo chia sẻ, từ sau năm 2008, địa giới hành chính được mở rộng, Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh như tăng dân số cơ học, quá tải hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội, nhà ở xã hội ở nội đô và ùn tắc giao thông… Đặc biệt, vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng do khí thải các cơ sở sản xuất, khói bụi các phương tiện giao thông gây ra ngày càng tăng. Vì vậy, trong quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã xác định xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển bền vững; phát triển kinh tế song song với phát triển đô thị xanh, chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Thành phố đã triển khai đã cải tạo hệ thống chống ô nhiễm môi trường, di rời các cơ quan trường học ra ngoài nội thành; đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc kiểm tra kiểm soát, phân công phân cấp hệ thống giao thông đô thị, hạ tầng cơ sở; đẩy mạnh sự tuyên truyền giáo dục nếp sống văn minh đô thị.
Đại diện Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng, để phát triển thành phố một cách bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, thành phố đang thiết kế “Thành phố nén” với hệ thống hạ tầng kỹ thuật tích hợp và thông minh theo điều kiện khí hậu, địa hình và diện mạo đặc trưng của đô thị, điều kiện thực tế, tận dụng quỹ đất hiệu quả với mục tiêu bảo vệ môi trường; phát triển thành phố lồng ghép với biến đổi khí hậu và xây dựng đề án “Chiến lược Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hướng ra biển Đông thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Bên cạnh đó, với tình hình ngập úng như hiện nay, thành phố cũng quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước đến năm 2020, tầm nhìn 2025; quy hoạch hệ thống giao thông, bến bãi vận tải hàng hóa hành khách công cộng đến năm 2025; tích cực di dời các khu đô thị mới ra ngoại thành, có kế hoạch cải tạo các khu vực nội thành thông qua chương trình nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị… Đặc biệt, thành phố đang xây dựng chương trình năng lượng xanh đến năm 2015, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu; khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng công nghệ mới, sạch để giảm tối đa phát thải nhà kính. Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh cũng tận dụng các nguồn vốn ODA từ các nước cũng như các tổ chức quốc tế để thực hiện chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu đồng thời tăng cường trao đổi, tìm kiếm sự hỗ trợ về công nghệ và nguồn tài chính tài trợ quốc tế cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; hợp tác với Chương trình định cư con người Liên hợp quốc về “Lồng ghép biến đổi khí hậu vào tăng trưởng xanh”.
Đóng góp ý kiến về phát triển đô thị, đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam, PGS.TS Đỗ Tú Lan, Phó cục trưởng Cục Phát triển đô thị đồng thời là Tổng Thư ký Ban điều phối Diễn đàn Đô thị Việt Nam, cho biết: có 2 phương thức tiếp cận khác nhau để phát triển đô thị sinh thái có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu đó là thành phố xanh, thành phố có nhiều không gian mở, cây xanh thực rộng lớn, có mật độ xây dựng và con người thấp nhất và đô thị “xanh” theo quan niệm của tiết kiệm năng lượng, bảo tồn thiên nhiên, tái sử dụng nước thải và rác thải, tiết kiệm nước, tăng cường sử dụng năng lượng tự nhiên như sức gió, nắng, sóng biển...
Bên cạnh đó, Việt Nam cần tăng cường áp dụ̣ng công nghệ kỹ thuật hiện đạ̣i, quản lý đô thị thích ứng và giảm thiểu rủi ro vớ́i biến đổi khí hậu như hệ thống hóa kiểm soát phát triển đô thị ven biển, khu kinh tế tập trung ven biển, dân số và phân bố dân cư; nâng cao hạ tầng kỹ thuật và xã hội; bảo tồn môi trường sinh thái ven biển. Song song đó, Việt Nam cũng cần tăng cường năng lực tư vấn và quản lý rủi ro thiên tai của biế́n đổi khí hậu; thúc đẩy các hoạt động quản lý đô thị ven biển, các khu kinh tế tập trung ven biển; đóng góp mọi nỗ lự̣c phát triển bền vững các đô thị Việt Nam và kết nố́i với toàn cầ̀u; giảm thiểu những tác động rủi ro của tác động biế́n đổi khí hậu bằng sự hợp tác quốc tế và phối hợp với địa phương rà soát các đồ án quy hoạch vùng; nghiên cứu và xây dựng chương trình phát triển đô thị ứng phó với biến đổ̉i khí hậu và nước biể̉n dâng nhằm xác định những vù̀ng ưu tiên ven biển để thí điểm áp dụng những kinh nghiệm quốc tế cho các giải pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng...
Theo đề xuất của ông Wayne Stones - Tổ chức giúp Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu, giải pháp cấp quốc gia là xây dựng chính sách đô thị đảm bảo phát triển đô thị mới có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và ở cấp tỉnh, thành phố đảm bảo quy hoạch tổng thể để đạt được khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.
Khi lập đồ án quy hoạch không gian tổng thể hay một quy hoạch phân khu, Việt Nam cần nghiên cứu tất cả các khu vực đô thị có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu - bất kể là khu vực đó đã được quy hoạch cho một chức năng nào đó. Bên cạnh đó, cần một diễn đàn chung làm nền tảng cho sự hợp tác, phối hợp và cuối cùng là tích hợp - tất cả phải được điều phối ở cấp quốc gia đến cấp tỉnh. Cách tiếp cận hợp lý ở cấp tỉnh, thành là coi biến đổi khí hậu là trách nhiệm chung thay vì cạnh tranh./.
Theo Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, đô thị hóa là xu thế tất yếu của mỗi vùng, mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam . Sau 20 năm đổi mới, đô thị Việt Nam đã có bước phát triển nhanh, mạnh về số lượng và quy mô.
Đến nay, Việt Nam có 762 thành phố, thị xã và thị trấn, trong đó có 2 thành phố đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hơn 20 đô thị lớn, vừa và hàng trăm đô thị nhỏ. Tuy nhiên, đô thị Việt Nam còn nhiều hạn chế và đang đối mặt với các vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tác động biến đổi khí hậu. Do đó, việc phát triển đô thị xanh, sinh thái, cân bằng là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay để hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.
Đóng góp kinh nghiệm của Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội các Đô thị Việt Nam Nguyễn Thế Thảo chia sẻ, từ sau năm 2008, địa giới hành chính được mở rộng, Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh như tăng dân số cơ học, quá tải hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội, nhà ở xã hội ở nội đô và ùn tắc giao thông… Đặc biệt, vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng do khí thải các cơ sở sản xuất, khói bụi các phương tiện giao thông gây ra ngày càng tăng. Vì vậy, trong quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã xác định xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển bền vững; phát triển kinh tế song song với phát triển đô thị xanh, chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Thành phố đã triển khai đã cải tạo hệ thống chống ô nhiễm môi trường, di rời các cơ quan trường học ra ngoài nội thành; đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc kiểm tra kiểm soát, phân công phân cấp hệ thống giao thông đô thị, hạ tầng cơ sở; đẩy mạnh sự tuyên truyền giáo dục nếp sống văn minh đô thị.
Đại diện Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng, để phát triển thành phố một cách bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, thành phố đang thiết kế “Thành phố nén” với hệ thống hạ tầng kỹ thuật tích hợp và thông minh theo điều kiện khí hậu, địa hình và diện mạo đặc trưng của đô thị, điều kiện thực tế, tận dụng quỹ đất hiệu quả với mục tiêu bảo vệ môi trường; phát triển thành phố lồng ghép với biến đổi khí hậu và xây dựng đề án “Chiến lược Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hướng ra biển Đông thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Bên cạnh đó, với tình hình ngập úng như hiện nay, thành phố cũng quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước đến năm 2020, tầm nhìn 2025; quy hoạch hệ thống giao thông, bến bãi vận tải hàng hóa hành khách công cộng đến năm 2025; tích cực di dời các khu đô thị mới ra ngoại thành, có kế hoạch cải tạo các khu vực nội thành thông qua chương trình nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị… Đặc biệt, thành phố đang xây dựng chương trình năng lượng xanh đến năm 2015, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu; khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng công nghệ mới, sạch để giảm tối đa phát thải nhà kính. Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh cũng tận dụng các nguồn vốn ODA từ các nước cũng như các tổ chức quốc tế để thực hiện chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu đồng thời tăng cường trao đổi, tìm kiếm sự hỗ trợ về công nghệ và nguồn tài chính tài trợ quốc tế cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; hợp tác với Chương trình định cư con người Liên hợp quốc về “Lồng ghép biến đổi khí hậu vào tăng trưởng xanh”.
Đóng góp ý kiến về phát triển đô thị, đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam, PGS.TS Đỗ Tú Lan, Phó cục trưởng Cục Phát triển đô thị đồng thời là Tổng Thư ký Ban điều phối Diễn đàn Đô thị Việt Nam, cho biết: có 2 phương thức tiếp cận khác nhau để phát triển đô thị sinh thái có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu đó là thành phố xanh, thành phố có nhiều không gian mở, cây xanh thực rộng lớn, có mật độ xây dựng và con người thấp nhất và đô thị “xanh” theo quan niệm của tiết kiệm năng lượng, bảo tồn thiên nhiên, tái sử dụng nước thải và rác thải, tiết kiệm nước, tăng cường sử dụng năng lượng tự nhiên như sức gió, nắng, sóng biển...
Bên cạnh đó, Việt Nam cần tăng cường áp dụ̣ng công nghệ kỹ thuật hiện đạ̣i, quản lý đô thị thích ứng và giảm thiểu rủi ro vớ́i biến đổi khí hậu như hệ thống hóa kiểm soát phát triển đô thị ven biển, khu kinh tế tập trung ven biển, dân số và phân bố dân cư; nâng cao hạ tầng kỹ thuật và xã hội; bảo tồn môi trường sinh thái ven biển. Song song đó, Việt Nam cũng cần tăng cường năng lực tư vấn và quản lý rủi ro thiên tai của biế́n đổi khí hậu; thúc đẩy các hoạt động quản lý đô thị ven biển, các khu kinh tế tập trung ven biển; đóng góp mọi nỗ lự̣c phát triển bền vững các đô thị Việt Nam và kết nố́i với toàn cầ̀u; giảm thiểu những tác động rủi ro của tác động biế́n đổi khí hậu bằng sự hợp tác quốc tế và phối hợp với địa phương rà soát các đồ án quy hoạch vùng; nghiên cứu và xây dựng chương trình phát triển đô thị ứng phó với biến đổ̉i khí hậu và nước biể̉n dâng nhằm xác định những vù̀ng ưu tiên ven biển để thí điểm áp dụng những kinh nghiệm quốc tế cho các giải pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng...
Theo đề xuất của ông Wayne Stones - Tổ chức giúp Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu, giải pháp cấp quốc gia là xây dựng chính sách đô thị đảm bảo phát triển đô thị mới có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và ở cấp tỉnh, thành phố đảm bảo quy hoạch tổng thể để đạt được khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.
Khi lập đồ án quy hoạch không gian tổng thể hay một quy hoạch phân khu, Việt Nam cần nghiên cứu tất cả các khu vực đô thị có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu - bất kể là khu vực đó đã được quy hoạch cho một chức năng nào đó. Bên cạnh đó, cần một diễn đàn chung làm nền tảng cho sự hợp tác, phối hợp và cuối cùng là tích hợp - tất cả phải được điều phối ở cấp quốc gia đến cấp tỉnh. Cách tiếp cận hợp lý ở cấp tỉnh, thành là coi biến đổi khí hậu là trách nhiệm chung thay vì cạnh tranh./.
Văn Xuyên (TTXVN)