Không chỉ dẫn đầu top các quốc gia hạnh phúc nhất toàn cầu, Na Uy còn ''sở hữu'' nhiều gương mặt đình đám, với độ nổi tiếng trải dài ''từ Texas đến Bacelona'' và đều để lại những đóng góp ấn tượng trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
1. Renée Zellweger
Diễn viên nổi tiếng có mẹ là một y tá người Na Uy đến từ Finnmark và bố là kỹ sư người Thụy Sĩ. Renée Zellweger đã được đề cử giải Oscar cho hạng mục nữ diễn viên xuất sắc nhất qua vai diễn cô tiểu thư London trong series phim ''Bridget Jones’s Diary'' (tạm dịch: ''Nhật ký tiểu thư Jones'').
Renée Zellweger cũng được đánh giá là một diễn viên thực lực bởi những giải thưởng và đề cử danh giá khác trong các liên hoan phim như Tribeca Festival, Toronto International Film Festival.
Thời kỳ vàng của Renée là năm 2002, vai diễn Roxie Hart do cô thể hiện trong bộ phim âm nhạc ''Chicago'' (đạo diễn bởi Rob Marshall) cùng dàn viễn viên nổi tiếng như Catherine Zeta-Jones, Richard Gere, Queen Latifah và John C. Reilly… được đánh giá xuất sắc. Bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn và đã giành giải Best Picture tại Lễ trao giải Academy Awards lần thứ 75.
Renée còn nhận được giải Academy Award và BAFTA Award cho đề cử nữ diễn viên chính xuất sắc nhất; cùng lúc giành giải Quả cầu vàng lần thứ hai cho nữ diễn viên xuất sắc nhất trong hạng mục phim ca nhạc và hài kịch.
2. Paris Hilton
Ông nội của Paris, người sáng lập chuỗi khách sạn Hilton đã có cả quãng đời niên thiếu tại Oslo - một thành phố lớn nổi tiếng của Na Uy. Gia đình Hilton sở hữu nhiều bất động sản trên khắp thế giới.
Truyền thông quốc tế còn cho rằng một số thành viên nhà Hilton có thể vẫn sống tại trang trại của gia đình ở Na Uy.
Quốc gia này hẳn này có sức hút mãnh liệt không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, môi trường trong lành, con người thân thiện cũng như mức sống đạt chuẩn so với các chỉ số quy định.
3. Frida Lyngstad
Frida Lyngstad - ca sỹ của nhóm nhạc ABBA mang trong mình hai dòng máu Đức và Na Uy. Tên khai sinh đầy đủ của bà là Anni-Frid Synni Lyngstad.
Ngoài việc được biết đến là một trong bốn thành viên của nhóm nhạc huyền thoại, bà còn là một nghệ sỹ pop và jazz. Frida từng xuất hiện trong các ca khúc nổi tiếng như ''Mamma Mia'' và ''Dancing Queen.''
4. Morten Harket
Cựu thủ lĩnh nhóm nhạc A-ha, được biết đến với bản hit năm 1985 ''Take on Me.'' Bản gốc ''Take On Me'' được ghi lại vào năm 1984 và đã có hai phiên bản khác nhau. Ngoài ra, ba bản phát hành cuối cùng được xếp hạng rất cao tại Vương quốc Anh, từng đứng thứ hai trên UK Singles Chart vào tháng 10/1985.
Cũng thời điểm này ở Mỹ, bài hát đã trở thành ca khúc duy nhất đạt được vị trí hàng đầu của Billboard Hot 100. Video đã giành được sáu giải thưởng và được đề cử cho hai người khác tại MTV Video Music Awards năm 1986.
Morten Harket sau khi rời nhóm đã phát hành năm album solo, ba trong số đó giành được vị trí số một trên bảng xếp hạng âm nhạc của Na Uy.
5. Edvard Munch
Munch là họa sỹ nổi tiếng với bức tranh ''The Scream'' (tạm dịch: ''Tiếng thét''). Bạn có thể chiêm ngưỡng tác phẩm của ông tại Bảo tàng Edvard Munch ở Oslo. Phong cách tranh của ông là sự diễn đạt mạnh mẽ về các chủ đề tâm lý, trong đó sự tưởng tượng là đặc điểm nổi bật.
Edvard còn là một trong những họa sỹ tiêu biểu của Na Uy trong giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
6. Matt Groening
Cha đẻ của Simpsons và Futurama, mẹ ông là người Na Uy. Chắc hẳn các bạn đã từng xem, hoặc cũng đã nghe qua bộ phim hoạt hình ''The Simpsons'' (tạm dịch: ''Gia đình nhà Simpson''). Phim được khởi chiếu trong chương trình giải trí mang tên The Tracey Ullman Show năm 1987.
Ngoài ''The Simpsons,'' Matt Groening còn sáng tác ''Futurama,'' một tác phẩm thuộc thể loại khoa học viễn tưởng. Những thành tựu rực rỡ trong các tác phẩm đã mang lại cho họa sỹ tài năng này 10 giải Emmy (trong đó đã có tới chín giải dành cho ''The Simpsons'', một giải còn lại tác phẩm khác của Matt - ''Futurama'').
7. Walter Mondale
Ít ai biết rằng cựu Phó Tổng thống và thượng nghị sỹ Mỹ có tổ tiên xuất thân từ Fjærland. Ông bà nội của ông là người Na Uy nhập cư và họ ''Mondale'' của ông bắt nguồn từ một thung lũng và thị trấn thuộc vùng Fjærland, Na Uy.
8. Eliot Ness
Vị trưởng thanh tra huyền thoại người Mỹ, người đàn ông đã hạ bệ tên gangster khét tiếng Al Capone cũng có gốc gác Na Uy. Vào những năm 1920-1930, Chicago là thủ đô tội phạm của nước Mỹ. Đứng đầu thế giới ngầm tội ác này là Al Capone. Chính Eliot Ness và nhóm của mình với nỗ lực không mệt mỏi, với cái giá phải trả bằng máu, đã đưa được Al Capone ra trước vành móng ngựa.
Những chiến công đã được ghi lại trong ''The Untouchables'' dựa theo hồi ức của chính Eliot Ness và đồng đội Oscar Fraley, sách ấn hành năm 1957. Hãng Paramount đã mua độc quyền khai thác quyển hồi ức tự thuật này.
Năm 1959, series phim ''The Untouchables'' ra mắt trên kênh truyền hình ABC, và ăn khách suốt bốn năm với 118 tập. Đến giữa thập niên 1980, hãng Paramount quyết định đưa ''The Untouchables'' lên màn ảnh rộng và đến năm 1987, bộ phim đã được đề cử bốn giải Oscar.
9. Marilyn Monroe
Ông nội của nữ diễn viên huyền thoại này được cho là người gốc Na Uy. Điều này chưa được khẳng định và những đặc điểm di truyền của cha cô vẫn còn đang được tranh luận.
Tại Haugesund, một thị trấn nhỏ giữa Stavanger và Bergen, dọc theo con đường E39, một bức tượng Marilyn Monroe gần trung tâm thị trấn để tưởng nhớ về nữ minh tinh tài hoa bạc mệnh này. Nếu quả thật như vậy, Na Uy đã sở hữu một trong những biểu tượng sắc đẹp vĩnh cửu của thế giới đương đại.
10. Roald Dahl
Tuy được sinh ra ở Anh nhưng bố mẹ của Roald Dahl là người Na Uy. Nếu đã từng đọc qua tác phẩm ''Boy-Tales of Childhood'' (tạm dịch: ''Những ngày xưa yêu dấu''), bạn hẳn sẽ biết về cuộc sống thời niên thiếu của tác giả và những mùa Hè ở Na Uy.
Tác giả Roald Dahl còn được biết đến qua các tác phẩm như ''Charlie and the Chocolate Factory'' (tạm dịch: ''Charlie và nhà máy Socola''), ''The Witches'' (tạm dịch: ''Thế giới phù thủy''), ''Matilda'' (tạm dịch: ''Matilda, cô bé nghịch ngợm'') và ''George’s Marvellous Medicine'' (tạm dịch: ''Y học kỳ diệu của George'').
Ngoài những nhân vật nổi tiếng trên, Đẹp tin chắc rằng vẫn còn rất nhiều người gốc Na Uy nổi bật trong nhiều lĩnh vực khác nhau trên toàn thế giới. Theo một số liệu thực tế, có hơn 4,5 triệu người Na Uy sống ở Mỹ. Các quốc gia như Brazil, Canada và Australia cũng là những địa điểm có rất nhiều người Na Uy nhập cư và sinh sồng./.