108 nước đang phát triển tham gia mạng OARE

Với việc bổ sung Yemen, thế giới có 108 nước đang phát triển tham gia mạng "Truy cập trực tuyến để nghiên cứu về môi trường" (OARE).
Với việc bổ sung thêm Yemen lànước mới đây nhất tham gia mạng "Truy cập trực tuyến để nghiên cứu về môitrường" (OARE) của Chương trình Môi trườngLiên hợp quốc (UNEP), tính đến nay, 108 nướcđang phát triển đã được tiếp cận "kho tàng tri thức" này.

UNEP và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng nhiều đối tác khác đã đào tạo các nhànghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học và thuyết trình viên của cácnước đang phát triển về cách thức tiếp cận OARE để nhận được các tri thức vàthông tin giúp các nước này đối phó với những thách thức môi trường đang giatăng do biến đổi khí hậu, khủng hoảng lương thực và khan hiếm nước gây ra.

Phó Chủ tịch về phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới (WB), KatherineSierra khẳng định cộng đồng quốc tế cần giải quyết nhiều vấn đề khókhăn như chuyển giao công nghệ, đầu tư, nguồn tài chính chống biến đổi khí hậu và tri thức đã trở thành "chìa khóa" để đối phó một cách hiệu quả với nhữngthách thức này.

Cho đến nay, đã có hơn 1.600 viện nghiên cứu và cơ sở khoa học trên toàn cầu đăngký tiếp cận OARE để sử dụng nguồn tri thức khoa học phong phú này, trong bốicảnh thế giới đang tập trung vào các nguồn tri thức và chuyển giao công nghệthúc đẩy phát triển bền vững, thích nghi với những thay đổi ngày càng lớn củamôi trường.

Mạng OARE được UNEP xây dựng cách đây 2 năm với sự ủng hộ của các nhà xuất bảnhàng đầu thế giới cùng với các đối tác như WHO, Tổ chức Lương NôngLiên hợp quốc (FAO),các trường đại học Yale và Cornell của Mỹ, các công ty xuyên quốc gia nhưMicrosoft…

OARE tập hợp hơn 2.900 tạp chí khoa học hàng đầu thế giới và không ngừng được bổsung các tạp chí mới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.