Trước sự việc ngày 3/2, hàng trăm xe tải chở hàng nông sản, ước tính hàng nghìn tấn, xuất khẩu sang Trung Quốc đã bị ùn tắc trên đường ra cặp chợ đường biên Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn. Cục Hải qua tỉnh Lạng Sơn cho biết, việc ách tắc hàng nông sản tại đây là do vấn đề đường xá chứ không liên quan đến việc giải quyết thủ tục hải quan.
Chánh Văn phòng Cục Hải quan Lạng Sơn, Hoàng Văn Quân khẳng định, thủ tục hải quan điện tử đã được triển khai tại tất cả các chi cục hải quan thuộc tỉnh Lạng Sơn nên việc giải quyết thông quan hàng hóa được thực hiện rất nhanh chóng.
"Tuy nhiên, do đường xá qua cặp chợ đường biên này xuống cấp và thường xuyên có nhiều xe chở quá tải đi qua nên hễ trời mưa hoặc có xe trật bánh thì lập tứ kéo theo việc tắc ngẽn," ông Quân nói.
Trao đổi với Vietnam+, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn Trần Văn Bình cũng nhấn mạnh, việc thông quan cho hàng hóa nông sản qua cặp chợ đường biên Bảo Lâm đều thực hiện từ Trạm kiểm soát liên ngành cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và không có vướng mắc gì ở đây cả.
Tuy nhiên hiện nay, do tuyến đường từ Bảo Lâm sang Trung Quốc vẫn đang được sửa chữa và nâng cấp nên từ sau tết Nguyên Đán, thời tiết tại đây liên tục đổ mưa, đường xá trơn trượt nên chỉ cần một vài xe gặp trục trặc sẽ ảnh hưởng đến cả tuyến đường này.
"Tỉnh đã chỉ đạo cảnh sát giao thông và bộ đội biên phòng xuống địa bàn để giải tỏa ách tắc và chắc chắn không có sự khó dễ nào về mặt thủ tục từ hai phía mà chủ yếu do vấn đề đường xá," ông Bình cho hay.
Được biết, tại thời điểm này, các hoạt động kinh doanh bên phía Trung Quốc vẫn chưa hoạt động bình thường trở lại, nhưng do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nên một số doanh nghiệp trong nước vẫn đưa hàng qua biên giới.
Trong khi đó, tình trạng ách tắc hàng nông sản qua các cửa khẩu như Tân Thanh, Bảo Lâm... từ trước đến nay vẫn là vấn đề nhức nhối của tỉnh Lạng Sơn và doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn này.
Trước Tết Nguyên Đán, tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh, tình trạng ách tắc cũng diễn ra và phải mất gần ba ngày, hàng hóa qua khu vực này mới được giải quyết hoàn toàn.
Chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng này, theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn tại Hội nghị Tổng kết hoạt động thương mại biên giới tuyến phía Bắc được Bộ Công Thương tổ chức mới đây thì những bất cập trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc thời gian qua chủ yếu do hệ thống bến bãi, kho chứa hàng vẫn chưa được đầu tư xây dựng bài bản đáp ứng với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Hơn nữa, hệ thống giao thông đi vào nhiều cửa khẩu cũng xuống cấp, gây nhiều khó khăn cho công tác vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu qua những khu vực này.
Một thực tế được đề cập tới chính là việc giao dịch giữa nhiều doanh nghiệp của ta với phía Trung Quốc do không có hợp đồng kinh tế nên khi đến thời vụ thu hoạch các loại nông sản như dưa hấu, sắn lát khô, bột sắn... khi các doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng sang Trung Quốc thường bị tư thương ép giá, gây khó khăn khiến hàng hóa khó tiêu thụ, gây ùn tắc, tại cửa khẩu, thiệt hại lớn về kinh tế.
Trước tình hình trên, tỉnh cũng khuyến cáo các doanh nghiệp nên chọn một hình thức giao hàng cho phù hợp và ít rủi ro.
Còn về phía tỉnh Lạng Sơn cũng sẽ làm việc với lãnh đạo các địa phương của Trung Quốc có cửa khẩu đối diện với Việt Nam để tăng cường công tác thông quan, đồng thời mở thêm một số cửa khẩu mới để tiếp nhận hàng nông sản Việt Nam, không để dồn một loại hàng hóa chỉ đi qua một cửa khẩu cố định./.
Chánh Văn phòng Cục Hải quan Lạng Sơn, Hoàng Văn Quân khẳng định, thủ tục hải quan điện tử đã được triển khai tại tất cả các chi cục hải quan thuộc tỉnh Lạng Sơn nên việc giải quyết thông quan hàng hóa được thực hiện rất nhanh chóng.
"Tuy nhiên, do đường xá qua cặp chợ đường biên này xuống cấp và thường xuyên có nhiều xe chở quá tải đi qua nên hễ trời mưa hoặc có xe trật bánh thì lập tứ kéo theo việc tắc ngẽn," ông Quân nói.
Trao đổi với Vietnam+, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn Trần Văn Bình cũng nhấn mạnh, việc thông quan cho hàng hóa nông sản qua cặp chợ đường biên Bảo Lâm đều thực hiện từ Trạm kiểm soát liên ngành cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và không có vướng mắc gì ở đây cả.
Tuy nhiên hiện nay, do tuyến đường từ Bảo Lâm sang Trung Quốc vẫn đang được sửa chữa và nâng cấp nên từ sau tết Nguyên Đán, thời tiết tại đây liên tục đổ mưa, đường xá trơn trượt nên chỉ cần một vài xe gặp trục trặc sẽ ảnh hưởng đến cả tuyến đường này.
"Tỉnh đã chỉ đạo cảnh sát giao thông và bộ đội biên phòng xuống địa bàn để giải tỏa ách tắc và chắc chắn không có sự khó dễ nào về mặt thủ tục từ hai phía mà chủ yếu do vấn đề đường xá," ông Bình cho hay.
Được biết, tại thời điểm này, các hoạt động kinh doanh bên phía Trung Quốc vẫn chưa hoạt động bình thường trở lại, nhưng do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nên một số doanh nghiệp trong nước vẫn đưa hàng qua biên giới.
Trong khi đó, tình trạng ách tắc hàng nông sản qua các cửa khẩu như Tân Thanh, Bảo Lâm... từ trước đến nay vẫn là vấn đề nhức nhối của tỉnh Lạng Sơn và doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn này.
Trước Tết Nguyên Đán, tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh, tình trạng ách tắc cũng diễn ra và phải mất gần ba ngày, hàng hóa qua khu vực này mới được giải quyết hoàn toàn.
Chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng này, theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn tại Hội nghị Tổng kết hoạt động thương mại biên giới tuyến phía Bắc được Bộ Công Thương tổ chức mới đây thì những bất cập trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc thời gian qua chủ yếu do hệ thống bến bãi, kho chứa hàng vẫn chưa được đầu tư xây dựng bài bản đáp ứng với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Hơn nữa, hệ thống giao thông đi vào nhiều cửa khẩu cũng xuống cấp, gây nhiều khó khăn cho công tác vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu qua những khu vực này.
Một thực tế được đề cập tới chính là việc giao dịch giữa nhiều doanh nghiệp của ta với phía Trung Quốc do không có hợp đồng kinh tế nên khi đến thời vụ thu hoạch các loại nông sản như dưa hấu, sắn lát khô, bột sắn... khi các doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng sang Trung Quốc thường bị tư thương ép giá, gây khó khăn khiến hàng hóa khó tiêu thụ, gây ùn tắc, tại cửa khẩu, thiệt hại lớn về kinh tế.
Trước tình hình trên, tỉnh cũng khuyến cáo các doanh nghiệp nên chọn một hình thức giao hàng cho phù hợp và ít rủi ro.
Còn về phía tỉnh Lạng Sơn cũng sẽ làm việc với lãnh đạo các địa phương của Trung Quốc có cửa khẩu đối diện với Việt Nam để tăng cường công tác thông quan, đồng thời mở thêm một số cửa khẩu mới để tiếp nhận hàng nông sản Việt Nam, không để dồn một loại hàng hóa chỉ đi qua một cửa khẩu cố định./.
Đức Duy (Vietnam+)