“Việc gia nhập WTO mới chỉ là khởi đầu của một sân chơi thương mại lớn nên cần tận dụng những lợi thế làm đòn bẩy cho việc phát triển bền vững,”
Đó là ý kiến của ông Lương Văn Tự, nguyên Trưởng đoàn đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam tại Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 16/2007/NQ-CQ do ban B-WTO phối hợp với Bộ Công thương tổ chức sáng 4/3 tại Hà Nội.
Nhìn lại sau ba năm gia nhập WTO của Việt Nam báo cáo của Bộ Công thương cho thấy, việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc gia nhập WTO đã có tác dụng tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Bên cạnh các tác động hữu hình như gia tăng kim ngạch xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, hệ thống phân phối được cải thiện... thì việc gia nhập WTO còn có những tác động vô hình khác.
Chẳng hạn, nhận thức của xã hội về nhu cầu hội nhập đã có chuyển biến và gia tăng đáng kể, thể chế nhà nước có sự đổi mới mạnh mẽ, hệ thống văn bản pháp luật ngày càng đồng bộ hơn. Việc giảm 30% thủ tục hành chính mà Việt Nam đang làm một phần cũng nhờ sức ép của hội nhập.
Đặc biệt, sức cạnh tranh của các sản phẩm đã có sự thay đổi, theo dẫn chứng của ông Lương Văn Tự thì lo ngại nhất là ngành nông nghiệp Việt Nam có thể bị phá sản do bị các sản phẩm trên thế giới tràn vào.
“Nhưng thực tế cho thấy, không những không bị lép vế mà nhiều mặt hàng đã lọt vào topten những sản phẩm nổi tiếng trên thế giới như: Càphê, gạo, thủy sản...,” ông Tự nói.
Tuy nhiên, ba năm gia nhập WTO là quãng thời gian chưa đủ dài, thêm vào đó là những biến động khó lường của kinh tế toàn cầu... nên khó có thể đánh giá và nhìn nhận, bóc tách rõ ràng, đầy đủ những tác động của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam.
Nhiều chuyên gia tại hội nghị cũng đóng góp những ý kiến cho các chương trình hành động của các bộ ngành và địa phương thời gian qua và đề xuất một số ý kiến cho dự thảo chương trình hành động những năm tiếp theo.
Theo bà Hoàng Thị Tuyết Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ kế hoạch Bộ Công thương, trong chương trình hành động đã thực hiện thời gian qua thì nhiều công việc vẫn chưa có sự phối hợp tốt từ trung ương đến địa phương, thậm chí nhiều địa phương rất lúng túng không biết triển khai thế nào.
Đơn cử trong việc đổi mới nâng cao hiệu quả đầu tư được giao cho một số bộ ngành như: bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Công thương và bộ Tài nguyên và Môi trường, thì nhìn chung nội dung này vẫn chưa bám sát hoặc chưa cụ thể hóa được hết những nội dung được đặt ra trong chương trình hành động trước đó.
Còn ở các địa phương, nội dung này rất đa dạng và có nhiều sự khác biệt, thể hiện dưới các hình thức như: chính sách, đề án, qui hoạch chung thu hút đầu tư; xây dựng các qui hoạch chi tiết phát triển các mặt hàng cụ thể, cơ sở hạ tầng, sàn giao dịch điện tử...nhưng không xử lý được mục tiêu trọng tâm đặt ra là nâng cao hiệu quả đầu tư của địa phương.
Hơn nữa trong việc xây dựng chiến lược, nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các sản phẩm có lợi thế thì trong chương trình hành động của địa phương lại chưa rõ.
Ông Bình An, đại diện Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng chia sẻ, trong chương trình hành động thì địa phương gặp rất nhiều khó khăn do không có hướng dẫn cụ thể mà phải tự “bơi”.
Theo ông An phải tìm ra những nguyên nhân chậm trễ trong quá trình thực hiện các nhóm vấn đề trên để có những khắc phục trong thời gian tới.
“Nhóm năng lực cạnh tranh của ngành và doanh nghiệp là vấn đề sống còn với địa phương nên cần có chính sách hành động cụ thể để bổ sung và nâng tầm hoạt động,” ông Bình An nói.
Còn theo đề nghị của ông Lương Văn Tự, việc xây dựng chương trình hành động trong thời gian tiếp theo cần chú ý bồi bổ những yếu tố mang tính “nội lực”.
Bởi hiện nay, mặt yếu nhất của sản phẩm trong nước lại nằm ở khâu chế biến, hiện các doanh nghiệp của chúng ta chưa tận dụng được về giá trị gia tăng làm đòn bẩy cho sự cạnh tranh bền vừng mà chủ yếu vẫn tận dụng lợi thế về nhân công rẻ và ưu đãi về thuế... như vậy sản phẩm sẽ không thể tiến xa được.
Bên cạnh những ý kiến thẳng thắn, nhằm thực hiện thành công những mục tiêu trong chương trình hành động của Chính phủ thời gian tới, Bộ Công thương cũng đề xuất Mười nội dung cụ thể trong đó nhấn mạnh đến việc cần tăng cường năng lực cho các cơ quan hữu quan nhằm triển khai hiệu quả việc thực thi các cam kết gia nhập WTO và tranh thủ tối đa cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO.
Bộ cũng sẽ thực hiện điều tra khảo sát thực trạng thực hiện Chương trình hành động ở các Bộ, ngành và địa phương. Bên cạnh đó, chủ trì tổng hợp các kết quả đạt được, những đề xuất, điều chỉnh, bổ sung về Chương trình hành động của các Bộ cũng như đề nghị bổ sung điều chỉnh một số nội dung trong Nghị quyết 16/2007/NQ-CP của Chính phủ./.
Đó là ý kiến của ông Lương Văn Tự, nguyên Trưởng đoàn đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam tại Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 16/2007/NQ-CQ do ban B-WTO phối hợp với Bộ Công thương tổ chức sáng 4/3 tại Hà Nội.
Nhìn lại sau ba năm gia nhập WTO của Việt Nam báo cáo của Bộ Công thương cho thấy, việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc gia nhập WTO đã có tác dụng tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Bên cạnh các tác động hữu hình như gia tăng kim ngạch xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, hệ thống phân phối được cải thiện... thì việc gia nhập WTO còn có những tác động vô hình khác.
Chẳng hạn, nhận thức của xã hội về nhu cầu hội nhập đã có chuyển biến và gia tăng đáng kể, thể chế nhà nước có sự đổi mới mạnh mẽ, hệ thống văn bản pháp luật ngày càng đồng bộ hơn. Việc giảm 30% thủ tục hành chính mà Việt Nam đang làm một phần cũng nhờ sức ép của hội nhập.
Đặc biệt, sức cạnh tranh của các sản phẩm đã có sự thay đổi, theo dẫn chứng của ông Lương Văn Tự thì lo ngại nhất là ngành nông nghiệp Việt Nam có thể bị phá sản do bị các sản phẩm trên thế giới tràn vào.
“Nhưng thực tế cho thấy, không những không bị lép vế mà nhiều mặt hàng đã lọt vào topten những sản phẩm nổi tiếng trên thế giới như: Càphê, gạo, thủy sản...,” ông Tự nói.
Tuy nhiên, ba năm gia nhập WTO là quãng thời gian chưa đủ dài, thêm vào đó là những biến động khó lường của kinh tế toàn cầu... nên khó có thể đánh giá và nhìn nhận, bóc tách rõ ràng, đầy đủ những tác động của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam.
Nhiều chuyên gia tại hội nghị cũng đóng góp những ý kiến cho các chương trình hành động của các bộ ngành và địa phương thời gian qua và đề xuất một số ý kiến cho dự thảo chương trình hành động những năm tiếp theo.
Theo bà Hoàng Thị Tuyết Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ kế hoạch Bộ Công thương, trong chương trình hành động đã thực hiện thời gian qua thì nhiều công việc vẫn chưa có sự phối hợp tốt từ trung ương đến địa phương, thậm chí nhiều địa phương rất lúng túng không biết triển khai thế nào.
Đơn cử trong việc đổi mới nâng cao hiệu quả đầu tư được giao cho một số bộ ngành như: bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Công thương và bộ Tài nguyên và Môi trường, thì nhìn chung nội dung này vẫn chưa bám sát hoặc chưa cụ thể hóa được hết những nội dung được đặt ra trong chương trình hành động trước đó.
Còn ở các địa phương, nội dung này rất đa dạng và có nhiều sự khác biệt, thể hiện dưới các hình thức như: chính sách, đề án, qui hoạch chung thu hút đầu tư; xây dựng các qui hoạch chi tiết phát triển các mặt hàng cụ thể, cơ sở hạ tầng, sàn giao dịch điện tử...nhưng không xử lý được mục tiêu trọng tâm đặt ra là nâng cao hiệu quả đầu tư của địa phương.
Hơn nữa trong việc xây dựng chiến lược, nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các sản phẩm có lợi thế thì trong chương trình hành động của địa phương lại chưa rõ.
Ông Bình An, đại diện Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng chia sẻ, trong chương trình hành động thì địa phương gặp rất nhiều khó khăn do không có hướng dẫn cụ thể mà phải tự “bơi”.
Theo ông An phải tìm ra những nguyên nhân chậm trễ trong quá trình thực hiện các nhóm vấn đề trên để có những khắc phục trong thời gian tới.
“Nhóm năng lực cạnh tranh của ngành và doanh nghiệp là vấn đề sống còn với địa phương nên cần có chính sách hành động cụ thể để bổ sung và nâng tầm hoạt động,” ông Bình An nói.
Còn theo đề nghị của ông Lương Văn Tự, việc xây dựng chương trình hành động trong thời gian tiếp theo cần chú ý bồi bổ những yếu tố mang tính “nội lực”.
Bởi hiện nay, mặt yếu nhất của sản phẩm trong nước lại nằm ở khâu chế biến, hiện các doanh nghiệp của chúng ta chưa tận dụng được về giá trị gia tăng làm đòn bẩy cho sự cạnh tranh bền vừng mà chủ yếu vẫn tận dụng lợi thế về nhân công rẻ và ưu đãi về thuế... như vậy sản phẩm sẽ không thể tiến xa được.
Bên cạnh những ý kiến thẳng thắn, nhằm thực hiện thành công những mục tiêu trong chương trình hành động của Chính phủ thời gian tới, Bộ Công thương cũng đề xuất Mười nội dung cụ thể trong đó nhấn mạnh đến việc cần tăng cường năng lực cho các cơ quan hữu quan nhằm triển khai hiệu quả việc thực thi các cam kết gia nhập WTO và tranh thủ tối đa cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO.
Bộ cũng sẽ thực hiện điều tra khảo sát thực trạng thực hiện Chương trình hành động ở các Bộ, ngành và địa phương. Bên cạnh đó, chủ trì tổng hợp các kết quả đạt được, những đề xuất, điều chỉnh, bổ sung về Chương trình hành động của các Bộ cũng như đề nghị bổ sung điều chỉnh một số nội dung trong Nghị quyết 16/2007/NQ-CP của Chính phủ./.
Đức Duy (Vietnam+)