Chiều 12/10 tại Đà Nẵng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Tham gia hội thảo có lãnh đạo Ủy ban Nhân dân, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các vườn quốc gia và khu bảo tồn thuộc các tỉnh khu vực miền Trung và miền Nam, các chuyên gia đầu ngành về tài nguyên môi trường...
Các đại biểu đã dành nhiều thời gian tập trung thảo luận và góp ý các vấn đề chính được nêu trong Dự thảo, đặc biệt về các vấn đề nhận diện các thách thức trong quản lý đa dạng sinh học; lựa chọn các vấn đề trọng tâm ưu tiên của Chiến lược cho 8 năm tiếp theo (2012- 2020); xác định vai trò và sự tham gia của các bên liên quan trong triển khai Chiến lược, đặc biệt là vai trò của Ủy ban Nhân dân và các cơ quan quản lý cấp tỉnh...
Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là một bộ phận không thể tách rời Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế-xã hội, nhằm bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học, tạo cơ sở cho phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh xã hội, tài chính, môi trường liên tục biến động như hiện nay.
Chiến lược quốc gia đa dạnh sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định các mục tiêu, nhiệm vụ cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học trên cơ sở phân tích những mục tiêu, chỉ số, giải pháp liên quan đến đa dạng sinh học của các chiến lược ngành kinh tế-xã hội, như nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, bảo vệ môi trường..., nhằm đảm bảo tính kế thừa, nhất quán và phù hợp với thời kỳ mới, đồng thời thực hiện cam kết đối với Công ước đa dạng sinh học mà Việt Nam là thành viên.
Ngoài phần mở đầu, Dự thảo Chiến lược được bố cục thành bốn phần bao gồm hiện trạng; quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu; các nhiệm vụ chiến lược và chương trình, đề án, dự án ưu tiên; tổ chức thực hiện chiến lược, giám sát và báo cáo.
Trên cơ sở tầm nhìn và mục tiêu tổng quát, dự thảo Chiến lược được xây dựng bao gồm sáu mục tiêu chiến lược và cụ thể hóa thành 34 mục tiêu cụ thể. Chiến lược đề xuất 39 chương trình, đề án, dự án ưu tiên.
Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học cao của thế giới, với nhiều hệ sinh thái, các loài sinh vật và nguồn gen phong phú, đặc hữu.
Đa dạng sinh học của Việt Nam đã mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người và đóng góp to lớn cho nền kinh tế, đặc biệt trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; duy trì nguồn gen tạo giống vật nuôi, cây trồng; cung cấp vật liệu cho xây dựng và các nguồn dược liệu, thực phẩm...
Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 20 triệu dân phụ thuộc vào tài nguyên thủy sinh; khoảng 25 triệu dân sống trong hoặc gần các khu rừng mà 20-25% thu nhập của họ là từ các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ.
Đa dạng sinh học và cảnh quan là nền tảng cho sự phát triển của ngành du lịch. Các dịch vụ hệ sinh thái có vai trò quan trọng trong điều tiết nguồn nước, môi trường và đặc biệt trong giảm nhẹ các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu gây nên.
Đa dạng sinh học của Việt Nam được bảo tồn ở cả bên trong và bên ngoài các khu bảo tồn. Cả nước có 164 khu rừng đặc dụng với diện tích 2.198.744ha (chiếm 7% diện tích tự nhiên cả nước); 45 khu bảo tồn vùng nước nội địa và 16 khu bảo tồn biển.
Mạng lưới giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực quản lý và kỹ thuật bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam bắt đầu được phát triển. Khoảng 20 trường đại học có các chuyên ngành liên quan đến đa dạng sinh học.
Hiện nay cả nước có khoảng 5.000-8.000 kỹ sư có chuyên môn liên quan đến đa dạng sinh học; hàng năm có khoảng 50 thạc sỹ và 10 tiến sỹ hoàn thành học vị liên quan đến đa dạng sinh học.
Hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu và thông tin về đa dạng sinh học được cải thiện. Các nghiên cứu, khảo sát đã phát hiện hàng trăm loài sinh vật mới. Các hệ thống giám sát tại thực địa được thành lập tại một số khu bảo tàng.../.
Tham gia hội thảo có lãnh đạo Ủy ban Nhân dân, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các vườn quốc gia và khu bảo tồn thuộc các tỉnh khu vực miền Trung và miền Nam, các chuyên gia đầu ngành về tài nguyên môi trường...
Các đại biểu đã dành nhiều thời gian tập trung thảo luận và góp ý các vấn đề chính được nêu trong Dự thảo, đặc biệt về các vấn đề nhận diện các thách thức trong quản lý đa dạng sinh học; lựa chọn các vấn đề trọng tâm ưu tiên của Chiến lược cho 8 năm tiếp theo (2012- 2020); xác định vai trò và sự tham gia của các bên liên quan trong triển khai Chiến lược, đặc biệt là vai trò của Ủy ban Nhân dân và các cơ quan quản lý cấp tỉnh...
Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là một bộ phận không thể tách rời Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế-xã hội, nhằm bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học, tạo cơ sở cho phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh xã hội, tài chính, môi trường liên tục biến động như hiện nay.
Chiến lược quốc gia đa dạnh sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định các mục tiêu, nhiệm vụ cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học trên cơ sở phân tích những mục tiêu, chỉ số, giải pháp liên quan đến đa dạng sinh học của các chiến lược ngành kinh tế-xã hội, như nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, bảo vệ môi trường..., nhằm đảm bảo tính kế thừa, nhất quán và phù hợp với thời kỳ mới, đồng thời thực hiện cam kết đối với Công ước đa dạng sinh học mà Việt Nam là thành viên.
Ngoài phần mở đầu, Dự thảo Chiến lược được bố cục thành bốn phần bao gồm hiện trạng; quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu; các nhiệm vụ chiến lược và chương trình, đề án, dự án ưu tiên; tổ chức thực hiện chiến lược, giám sát và báo cáo.
Trên cơ sở tầm nhìn và mục tiêu tổng quát, dự thảo Chiến lược được xây dựng bao gồm sáu mục tiêu chiến lược và cụ thể hóa thành 34 mục tiêu cụ thể. Chiến lược đề xuất 39 chương trình, đề án, dự án ưu tiên.
Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học cao của thế giới, với nhiều hệ sinh thái, các loài sinh vật và nguồn gen phong phú, đặc hữu.
Đa dạng sinh học của Việt Nam đã mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người và đóng góp to lớn cho nền kinh tế, đặc biệt trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; duy trì nguồn gen tạo giống vật nuôi, cây trồng; cung cấp vật liệu cho xây dựng và các nguồn dược liệu, thực phẩm...
Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 20 triệu dân phụ thuộc vào tài nguyên thủy sinh; khoảng 25 triệu dân sống trong hoặc gần các khu rừng mà 20-25% thu nhập của họ là từ các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ.
Đa dạng sinh học và cảnh quan là nền tảng cho sự phát triển của ngành du lịch. Các dịch vụ hệ sinh thái có vai trò quan trọng trong điều tiết nguồn nước, môi trường và đặc biệt trong giảm nhẹ các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu gây nên.
Đa dạng sinh học của Việt Nam được bảo tồn ở cả bên trong và bên ngoài các khu bảo tồn. Cả nước có 164 khu rừng đặc dụng với diện tích 2.198.744ha (chiếm 7% diện tích tự nhiên cả nước); 45 khu bảo tồn vùng nước nội địa và 16 khu bảo tồn biển.
Mạng lưới giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực quản lý và kỹ thuật bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam bắt đầu được phát triển. Khoảng 20 trường đại học có các chuyên ngành liên quan đến đa dạng sinh học.
Hiện nay cả nước có khoảng 5.000-8.000 kỹ sư có chuyên môn liên quan đến đa dạng sinh học; hàng năm có khoảng 50 thạc sỹ và 10 tiến sỹ hoàn thành học vị liên quan đến đa dạng sinh học.
Hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu và thông tin về đa dạng sinh học được cải thiện. Các nghiên cứu, khảo sát đã phát hiện hàng trăm loài sinh vật mới. Các hệ thống giám sát tại thực địa được thành lập tại một số khu bảo tàng.../.
Văn Sơn (TTXVN)