Hành trình vải thiều Bắc Giang chinh phục thị trường Nhật Bản

Vụ vải năm nay, toàn tỉnh Bắc Giang có hơn 200ha vải xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với 30 mã vùng, 260 hộ tham gia và đến nay đã xuất 204 tấn sang thị trường Nhật Bản.
Vụ vải năm nay, toàn tỉnh Bắc Giang có hơn 200ha vải xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với 30 mã vùng, 260 hộ tham gia và đến nay đã xuất 204 tấn sang thị trường Nhật Bản. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Khu trồng vải chín sớm xuất Nhật tại xã Phúc Hoà, huyện Tân Yên (Bắc Giang). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Chăm sóc vải chín sớm xuất Nhật tại 1 hộ gia đình ở xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên (Bắc Giang). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
 Vải thiều Lục Ngạn trở thành sản phẩm nông sản đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản vào tháng 3/2021. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Dây chuyền chọn lọc từng quả vải đủ chất lượng thủ công tại Công ty CP Xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn Cầu, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn xuất Nhật tại Công ty CP Xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn Cầu, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Sau khi xông hơi khử trùng vải được rửa sạch bằng nước đá. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực phối hợp chặt chẽ với bà con nông dân và doanh nghiệp sơ chế vải thiều để thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn từ khâu chăm sóc đến sơ chế vải xuất khẩu sang thị trường khó tính nhưng tiềm năng này. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Đo độ PH của nước sau khi vải được rửa sạch bằng nước đá tại Công ty CP Xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn Cầu, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Công nhân Công ty CP Xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn Cầu, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đo độ PH của nước sau khi vải được rửa sạch bằng nước đá. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Sau khi được sơ chế vải được vận chuyển xuất khẩu ngay. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục