Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde ngày 15/12 nhận định, không có quốc gia nào miễn nhiễm với cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và các nước cần phải hành động ngăn ngừa nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu mới.
Theo bà Lagarde, triển vọng kinh tế thế giới đang rất u ám và sự thất bại trong hành động phối hợp giữa các quốc gia có thể dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ thương mại và gợi nhớ lại làn sóng cô lập trong cuộc suy thoái những năm 30 của thế kỷ 20.
Bà Lagarde nói: "Không có quốc gia nào trên thế giới, cho dù là nước có thu nhập thấp, các nền kinh tế đang phát triển, các nước có thu nhập trung bình hay các siêu cường kinh tế, có thể miễn nhiễm đối với cuộc khủng hoảng nợ công đang có xu hướng leo thang. Đó không phải là cuộc khủng hoảng mà một nhóm quốc gia có thể giải quyết được, mà cần sự chung sức của tất các các nền kinh tế và khu vực."
Để giải quyết được cuộc khủng hoảng này, bà Lagarde khuyến cáo các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới cần giải quyết nghiêm túc các vấn đề yếu kém trong hệ thống, đưa ra những điều chỉnh phù hợp và chắc chắn sẽ phải bắt đầu từ cội rễ của khủng hoảng, đặc biệt là tại khu vực châu Âu và Eurozone.
IMF cảnh báo thể chế tài chính đa phương quốc tế này có thể hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2012, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại châu Âu chưa hạ nhiệt, đồng thời kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng yếu. Bên cạnh đó, sự sụt giảm sản lượng công nghiệp tại Trung Quốc còn là tín hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ toàn cầu suy giảm và các điều kiện tín dụng bị thắt chặt./.
Theo bà Lagarde, triển vọng kinh tế thế giới đang rất u ám và sự thất bại trong hành động phối hợp giữa các quốc gia có thể dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ thương mại và gợi nhớ lại làn sóng cô lập trong cuộc suy thoái những năm 30 của thế kỷ 20.
Bà Lagarde nói: "Không có quốc gia nào trên thế giới, cho dù là nước có thu nhập thấp, các nền kinh tế đang phát triển, các nước có thu nhập trung bình hay các siêu cường kinh tế, có thể miễn nhiễm đối với cuộc khủng hoảng nợ công đang có xu hướng leo thang. Đó không phải là cuộc khủng hoảng mà một nhóm quốc gia có thể giải quyết được, mà cần sự chung sức của tất các các nền kinh tế và khu vực."
Để giải quyết được cuộc khủng hoảng này, bà Lagarde khuyến cáo các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới cần giải quyết nghiêm túc các vấn đề yếu kém trong hệ thống, đưa ra những điều chỉnh phù hợp và chắc chắn sẽ phải bắt đầu từ cội rễ của khủng hoảng, đặc biệt là tại khu vực châu Âu và Eurozone.
IMF cảnh báo thể chế tài chính đa phương quốc tế này có thể hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2012, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại châu Âu chưa hạ nhiệt, đồng thời kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng yếu. Bên cạnh đó, sự sụt giảm sản lượng công nghiệp tại Trung Quốc còn là tín hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ toàn cầu suy giảm và các điều kiện tín dụng bị thắt chặt./.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)