Lễ hội Hoa Lư lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của Cố đô

Lễ hội Hoa Lư là một hoạt động văn hóa lâu đời, phản ánh đậm nét sinh động về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Đinh Tiên Hoàng đế và lịch sử Việt Nam qua ba triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý.
Hoạt cảnh về hai vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn và cố đô Hoa Lư. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Hoạt cảnh về hai vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn và cố đô Hoa Lư. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Tối 13/4, tại Khu Di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư), Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức trang trọng Lễ hội Hoa Lư năm 2019.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương và đông đảo quần chúng nhân dân đã dự lễ.

Trong không khí trang trọng, linh thiêng và thành kính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã đánh trống khai hội Lễ hội Hoa Lư năm 2019. 

[Lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch quốc gia Ninh Bình 2018]

Phát biểu khai mạc lễ hội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình Đinh Văn Điến nhấn mạnh Lễ hội Hoa Lư được tổ chức hằng năm, là một hoạt động văn hóa lâu đời, phản ánh đậm nét sinh động về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Đinh Tiên Hoàng đế và lịch sử Việt Nam qua ba triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý.

Lễ hội có tầm ảnh hưởng lớn, bảo tồn lưu giữ được những giá trị văn hóa văn nghệ dân gian đặc sắc, trở thành nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân Cố đô nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.

Lễ hội Hoa Lư là dịp để người dân tỏ lòng thành kính, sự biết ơn và tri ân sâu sắc với các bậc tiên đế, hiền nhân đã có công khai thiên lập quốc, làm nên những trang sử hào hùng của dân tộc, tạo tiền đề cho những bước phát triển rực rỡ của đất nước.

Với những giá trị tiêu biểu và trường tồn ấy, Lễ hội Hoa Lư đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Cố đô Hoa Lư là một điểm sáng trong Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của Lễ hội Hoa Lư là giữ gìn hồn cốt linh thiêng của đất Cố đô ngàn năm làm cho giá trị của nhà nước Đại Cồ Việt luôn sống mãi với thời gian.

Đảng bộ chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình với niềm tự hào lịch sử dân tộc, lòng thành kính và lòng biết ơn vô hạn công lao các bậc tiền nhân luôn tạo mọi điều kiện để Lễ hội Hoa Lư diễn ra trang trọng, thực sự trở thành sinh hoạt tinh thần giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Lễ hội năm nay được tổ chức với nhiều nội dung phong phú, mang đậm nét văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc như: Lễ rước nước, Lễ tế cửu khúc; các trò chơi dân gian như: thi đấu bóng chuyền, đấu vật dân tộc, cờ người..., thu hút đông đảo du khách và nhân dân tham gia.

Đặc biệt, nét mới trong lễ hội năm nay, Ban tổ chức đã phục dựng lại một số nghi thức tế lễ và trò chơi dân gian đã bị thất truyền như: Lễ tế cửu khúc và Thi kéo chữ “Thái Bình."

Việc phục dựng lại các hoạt động này được người dân rất đồng tình, ủng hộ. Đây cũng là cơ hội giúp cho thế hệ trẻ hiểu được lịch sử cũng như khát vọng hòa bình, quốc gia thịnh vượng, ấm no đã có từ thời ông cha xưa, để thế hệ con cháu đời sau cần phát huy và giữ gìn.

Lễ hội Hoa Lư năm 2019 được tổ chức từ ngày 13-15/4 (tức từ 9-11/3 âm lịch)./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chương trình nghệ thuật sân khấu hóa với chủ đề “Huyền thoại Mẹ xứ sở” tại lễ hội. (Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN)

Khánh Hòa: Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025 kéo dài đến hết ngày 20/4, là cơ hội gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, để nơi đây mãi là biểu tượng thiêng liêng của lòng tri ân, niềm tin và khát vọng của con người.

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. (Ảnh: TTXVN phát)

Quảng Ngãi: Tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa không chỉ dừng lại ở ý nghĩa văn hóa, mà còn góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông.

Nước phở nóng sốt được chan vào bát. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Về Nam Định tham dự lễ hội làng nghề Phở Vân Cù

Lễ hội làng nghề phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, Nam Định nhằm bảo tồn, phát triển và tri ân các bậc tiền bối đã làm nên một nghề Phở Vân Cù truyền thống, được lan tỏa khắp mọi miền tổ quốc.

Các nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ có 100 con tôm hùm trong khuôn khổ Lễ hội. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2025 quy tụ nhiều nghệ nhân từ khắp mọi miền đất nước với quy mô hơn 230 gian hàng gồm không gian bánh dân gian, không gian đặc sản vùng miền, không gian ẩm thực.