Từ việc ghi sai nhãn mác của vụ sữa dê Danlait của công ty Mạnh Cầm trong thời gian gần đây, nhiều người tiêu dùng dường như "tỉnh ngộ" và bắt đầu giật mình về tên gọi của những sản phẩm sữa cho trẻ em. Bởi rất nhiều bậc phụ huynh từ trước đến nay vẫn mang trong mình tâm lý mua những hộp sữa về cho trẻ chứ không phải là những sản phẩm như thực phẩm bổ sung, thức ăn công thức...
Hoa mắt vì tên gọi... Đứng giữa siêu thị, trong kệ sữa với vô vàn các hãng sữa nổi tiếng khác nhau từ Abbott, Vinamilk, FrieslandCampina VN, Nestle... chị Ngọc Hà ở Mỹ Đình (Cầu Giấy, Hà Nội) tỷ mẩn giơ từng hộp sữa lên, mắt dò đọc nghiên cứu thông tin trên nhãn những hộp sữa. Sau nửa tiếng căng mắt để đọc và so sánh, chị Hà bộc bạch: "Đứng giữa hàng trăm những cái hộp trước đây mình vẫn nghĩ là sữa đến nay mới giật mình khi lạc vào một mê cung toàn là các sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung." Hiện nay thị trường những mặt hàng đóng hộp như người tiêu dùng vẫn gọi là sữa rất đa dạng và phong phú. Ngay một hãng sữa cũng đã có rất nhiều các loại sữa hay thực phẩm bổ sung với quá nhiều tên gọi khác nhau. Khảo sát của phóng viên Vietnam+ trên thị trường sữa tại Hà Nội cho thấy, hầu hết các loại sản phẩm đóng hộp mà người tiêu dùng lâu nay vẫn cho là sữa dành cho trẻ dưới 3 tuổi của các công ty như Mead Johnson, Abbott, Vinamilk, FrieslandCampina VN, Nestle… đều không còn tên gọi sữa bột hay sữa công thức như trước năm 2011 mang thêm những cái tên mới. Chẳng hạn như hãng Abbott thì có rất nhiều tên gọi như: Thức ăn công thức tiếp theo Gain Plus; Sữa bột – Giai đoạn chuyển tiếp Similac Gain; Sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt PediaSure (cho trẻ từ 1-10 tuổi); Thức ăn công thức cho trẻ sơ sinh Similac, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, sữa bột cho bà mẹ mang thai và cho con bú: Similac Mom… Với hãng Meiji thì có các tên gọi sản phẩm như Sữa dành cho bà mẹ Meiji Merry, Sữa bột tiếp theo Meiji Gold số 2, Sữa bột tăng trưởng Meiji Gold số 3, Sữa bột tăng trưởng cho trẻ em Meiji Gold số 4… Nestle thì có các tên gọi như Sữa bột khởi đầu Nanpro số 1, Sữa bột tiếp theo Nanpro số 2, cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi, Thức ăn công thức dinh dưỡng NanGro 3 (cho trẻ từ 1-3 tuổi)... Morigana thì có các loại sữa số 1 và số 2 phần trên đầu hộp lúc thì ghi sữa bột dành cho trẻ nhỏ, ghi sữa bột dành cho trẻ em…
Hoa mắt vì tên gọi... Đứng giữa siêu thị, trong kệ sữa với vô vàn các hãng sữa nổi tiếng khác nhau từ Abbott, Vinamilk, FrieslandCampina VN, Nestle... chị Ngọc Hà ở Mỹ Đình (Cầu Giấy, Hà Nội) tỷ mẩn giơ từng hộp sữa lên, mắt dò đọc nghiên cứu thông tin trên nhãn những hộp sữa. Sau nửa tiếng căng mắt để đọc và so sánh, chị Hà bộc bạch: "Đứng giữa hàng trăm những cái hộp trước đây mình vẫn nghĩ là sữa đến nay mới giật mình khi lạc vào một mê cung toàn là các sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung." Hiện nay thị trường những mặt hàng đóng hộp như người tiêu dùng vẫn gọi là sữa rất đa dạng và phong phú. Ngay một hãng sữa cũng đã có rất nhiều các loại sữa hay thực phẩm bổ sung với quá nhiều tên gọi khác nhau. Khảo sát của phóng viên Vietnam+ trên thị trường sữa tại Hà Nội cho thấy, hầu hết các loại sản phẩm đóng hộp mà người tiêu dùng lâu nay vẫn cho là sữa dành cho trẻ dưới 3 tuổi của các công ty như Mead Johnson, Abbott, Vinamilk, FrieslandCampina VN, Nestle… đều không còn tên gọi sữa bột hay sữa công thức như trước năm 2011 mang thêm những cái tên mới. Chẳng hạn như hãng Abbott thì có rất nhiều tên gọi như: Thức ăn công thức tiếp theo Gain Plus; Sữa bột – Giai đoạn chuyển tiếp Similac Gain; Sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt PediaSure (cho trẻ từ 1-10 tuổi); Thức ăn công thức cho trẻ sơ sinh Similac, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, sữa bột cho bà mẹ mang thai và cho con bú: Similac Mom… Với hãng Meiji thì có các tên gọi sản phẩm như Sữa dành cho bà mẹ Meiji Merry, Sữa bột tiếp theo Meiji Gold số 2, Sữa bột tăng trưởng Meiji Gold số 3, Sữa bột tăng trưởng cho trẻ em Meiji Gold số 4… Nestle thì có các tên gọi như Sữa bột khởi đầu Nanpro số 1, Sữa bột tiếp theo Nanpro số 2, cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi, Thức ăn công thức dinh dưỡng NanGro 3 (cho trẻ từ 1-3 tuổi)... Morigana thì có các loại sữa số 1 và số 2 phần trên đầu hộp lúc thì ghi sữa bột dành cho trẻ nhỏ, ghi sữa bột dành cho trẻ em…
Một sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ của hãng Vinamilk. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Với FrieslandCampina thì có các sản phẩm cho trẻ như Frisolac Gold 1: Thực phẩm công thức dinh dưỡng cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi. Friso Gold 3 : Thực phẩm bổ sung cho trẻ từ 1-3 tuổi. Hãng Vinamilk thì đề Dielac Alpha 123: Sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ từ 1-3 tuổi… Chị Hồng Hạnh ở Ba Đình, Hà Nội cho hay, chị cũng không để ý tới các tên gọi, cứ nhìn mẫu mã hãng sữa hay mua thì mua thôi. Gần đây, thông tin tranh cãi về hàm lượng đạm với các sản phẩm sữa, chị mới hoảng hốt mang hộp sữa con vẫn uống ra để kiểm tra và đọc kỹ các thông tin trên đó. [Sữa cho trẻ em: Tỷ lệ độ đạm bao nhiêu là hợp lý?] Sau một hồi nghiên cứu, chị Hạnh thở dài khi nhận ra khi sản phẩm chị hay mua không phải là sữa nữa mà chỉ là thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng... Không đủ chứng cứ pháp lý để xử lý Ông Lê Văn Giang, Cục phó Cục An toàn thực phẩm cho hay, trước kia chưa có Quy chuẩn Việt Nam QCVN 5-2:2010/BYT nhiều sản phẩm không đủ hàm lượng 34% vẫn gọi là sữa bột nhưng kể từ ngày 1/1/2011 Quy chuẩn trên có hiệu lực các sản phẩm không đủ hàm lượng protein 34% được gọi theo các tên khác như thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng, thức ăn công thức dinh dưỡng để đúng với bản chất sản phẩm hơn và dễ phân biệt cho người tiêu dùng. Ông Giang cho hay, việc chia nhỏ các tên gọi của các sản phẩm trên là cần thiết để phù hợp cho tùy từng đối tượng. Tuy nhiên, dường như chính sự thay đổi đó để các loại sữa trở về với đúng bản chất của mình nhưng lại trở thành bài toán khó đối với người tiêu dùng bởi nó nảy sinh ra quá nhiều tên gọi. Có một thực tế hiện nay là rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thực phẩm cho trẻ nhỏ lại ghi những dòng chữ về thực phẩm bổ sung hay thực phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ. Tuy nhiên, do những cái tên mới này nằm ở những góc khuất rất khiêm tốn, cao chưa đến 1cm nên ít người tiêu dùng để ý. Chẳng hạn như hãng Vinamilk, FrieslandCampina VN, Abbott, Nestle, Mead Jonhson... ghi những chữ như “Thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng” dưới gần phía đáy hộp rất nhỏ. Khi được hỏi về vấn đề ghi nhãn chữ chưa thống nhất cách ghi, ông Giang lý giải, đúng là sau khi đổi tên, nhiều hãng vẫn ghi nguyên tên cũ, chỉ bỏ đi một chữ sữa và họ thay vào đó là cụm từ thực phẩm tăng cường chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung... rất nhỏ và khó đọc. Cụm từ này nhiều khi người tiêu dùng và cả nhà quản lý tìm nhòe cả mắt cũng không ra. Tuy nhiên, những quy định về cỡ chữ và vị trí ghi nhãn vẫn chưa hoàn thiện. Bởi vậy, cơ quan chức năng vẫn không đủ pháp lý để xử lý, vì doanh nghiệp vẫn ghi đầy đủ, chỉ khác kích cỡ chữ to nhỏ. Về vấn đề xử lý nhãn mác, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm Trần Quang Trung cho biết, Cục đang xây dựng những quy định cụ thể trong thông tư về nhãn sắp tới để yêu cầu doanh nghiệp phải ghi chi tiết và đầy đủ các yêu cầu về kích cỡ chữ và vị trí nhãn hiệu ở mặt hàng này. "Cục đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quy định về nhãn thực phẩm và sẽ có điều khoản riêng để quy định và xử lý nghiêm những sai phạm về vấn đề nhãn mác sữa," ông Trung nói. Như vậy, chiếu theo quy định mới của Bộ Y tế, chỉ những loại sữa đạt đủ 34% độ đạm mới được coi là sữa bột thì hiện nay, các sản phẩm dành cho trẻ nhỏ sẽ không có tên gọi là sữa bột mà chỉ là các thực phẩm bổ sung và sản phẩm dinh dưỡng. Lý giải về vấn đề này, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm cho hay: "Trước đây tất cả các sản phẩm đều được xếp chung vào là sữa, cái gì cũng cho là sữa. Quy chuẩn Việt nam QCVN 5-2:2010/BYT ra đời, chúng ta cũng phải hội nhập, các sản phẩm đó sẽ được gọi là sữa công thức, sữa bổ sung các thành phần." Hiện nay đối với các sản phẩm cho trẻ nhỏ Bộ Y tế có các quy định với các tên gọi sữa sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 12 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi và sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi. Ông Giang cho hay, từ khi Quy chuẩn Việt Nam QCVN 5-2:2010/BYT đến nay Cục đã cấp phép mới cho 17 loại sữa; trong đó chủ yếu là các loại nguyên liệu thực phẩm: sữa bột gầy (8 loại), tiếp theo là sữa bột nguyên kem, sữa bột béo.../.
Thùy Giang (Vietnam+)